menu search
Đóng menu
Đóng

Giá heo hơi ngày 1/7/2025: Theo chiều đi xuống, nhiều tỉnh thành phía Nam về mức 70.000 đồng/kg

09:37 01/07/2025

Thị trường heo hơi khu vực miền Trung và miền Nam tiếp đà giảm trong sáng nay.
Tại khu vực miền Bắc
Sáng ngày 1/7, thị trường heo hơi phía Bắc không ghi nhận biến động mới. Hiện tại, thương lái tại khu vực này thu mua heo hơi với giá từ 68.000 - 69.000 đồng/kg.
Trong đó, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình đang bán heo hơi với giá 68.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Các tỉnh, thành phố còn lại trong vùng đang giữ giao dịch tại mức 69.000 đồng/kg.
Địa phương Giá (đồng) Tăng/giảm (đồng)
Bắc Giang 69.000 -
Yên Bái 68.000 -
Lào Cai 68.000 -
Hưng Yên 69.000 -
Nam Định 68.000 -
Thái Nguyên 69.000 -
Phú Thọ 69.000 -
Thái Bình 69.000 -
Hà Nam 68.000 -
Vĩnh Phúc 69.000 -
Hà Nội 69.000 -
Ninh Bình 68.000 -
Tuyên Quang 69.000 -

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc. (Tổng hợp: Thảo Tiên).

Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Giá heo hơi tại khu vực Trung – Tây Nguyên tiếp tục điều chỉnh giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg tại một số địa phương trong sáng nay.
Sau điều chỉnh, heo hơi tại Ninh Thuận và Bình Thuận về mức 69.000 đồng/kg; Quảng Trị và Huế còn 67.000 đồng/kg. Hiện tại, đây là khu vực ghi nhận giá heo hơi thấp nhất cả nước. Heo hơi tại miền Trung đang được giao dịch trong khoảng 66.000 - 70.000 đồng/kg.
Địa phương Giá (đồng) Tăng/giảm (đồng)
Thanh Hoá 69.000 -
Nghệ An 69.000 -
Hà Tĩnh 68.000 -
Quảng Bình 68.000 -
Quảng Trị 67.000 -1.000
Huế 67.000 -1.000
Quảng Nam 67.000 -
Quảng Ngãi 68.000 -
Bình Định 66.000 -
Khánh Hoà 67.000 -
Lâm Đồng 70.000 -
Đắk Lắk 67.000 -
Ninh Thuận 69.000 -1.000
Bình Thuận 69.000 -2.000

Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên. (Tổng hợp: Thảo Tiên).

Tại khu vực miền Nam
Heo hơi tại khu vực miền Nam cũng tiếp đà giảm trong sáng nay. Sau điều chỉnh, hầu hết các địa phương phía Nam mua bán heo hơi tại mức 70.000 đồng/kg.
Hiện tại, chỉ còn Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu và Cà Mau có giá heo hơi đạt 71.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giao dịch cao nhất cả nước.
Địa phương Giá (đồng) Tăng/giảm (đồng)
Bình Phước 71.000 -
Đồng Nai 70.000 -1.000
TP HCM 70.000 -1.000
Bình Dương 70.000 -1.000
Tây Ninh 70.000 -
Bà Rịa - Vũng Tàu 71.000 -1.000
Long An 70.000 -1.000
Đồng Tháp 70.000 -
An Giang 70.000 -
Vĩnh Long 70.000 -
Cần Thơ 70.000 -1.000
Kiên Giang 70.000
Hậu Giang 70.000
Cà Mau 71.000 -1.000
Tiền Giang 70.000 -
Bạc Liêu 70.000 -
Trà Vinh 70.000 -
Bến Tre 69.000
Sóc Trăng 70.000 -

Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam. (Tổng hợp: Thảo Tiên)

Nhìn chung, giá heo hơi đang duy trì đà giảm tại khu vực miền Trung và miền Nam. Trong khi đó, thị trường heo hơi miền Bắc tiếp tục giữ ổn ổn định. Hiện tại, heo hơi trên cả nước được các thương lái thu mua trong khoảng 66.000 - 71.000 đồng/kg.

Hưng Yên phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
Giai đoạn 2018 – 2023, hoạt động chăn nuôi của tỉnh Hưng Yên gặp nhiều khó khăn do tác động của “bão giá”, dịch Covid – 19 và dịch tả heo châu Phi trên đàn heo đã khiến lĩnh vực chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng âm, theo Báo Hưng Yên.
Năm 2020 và 2021, tốc độ tăng trưởng lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh lần lượt giảm 3,6 và giảm 5,5%. Trước khó khăn đó, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn triển khai các giải pháp đẩy nhanh khôi phục hoạt động chăn nuôi; tập trung tuyên truyền, vận động người dân áp dụng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, chuyển đổi chăn nuôi nhỏ lẻ sang các vị trí xa khu dân cư, được quy hoạch…
Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh Hưng Yên cho biết những năm qua, đơn vị đã tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn quy trình chăn nuôi an toàn sinh học cho khoảng 1.000 lượt người/năm; hỗ trợ các hộ chăn nuôi đủ điều kiện tham gia các chương trình, dự án phát triển chăn nuôi của tỉnh về con giống, chi phí sản xuất, thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật sản xuất…
Thông qua công tác tuyên truyền và kết quả thực tế đạt được, đến nay, 100% trang trại quy mô lớn trong tỉnh đều đã nhận thức và áp dụng quy trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.
Hiện nay, các địa phương trong tỉnh Hưng Yên đang chăn nuôi trên 9,5 triệu con gia súc, gia cầm; toàn tỉnh có trên 1.800 trang trại, gia trại chăn nuôi đáp ứng tiêu chí Luật Chăn nuôi. Trong tỉnh đã hình thành mối liên kết giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác trong việc bao tiêu một số sản phẩm chăn nuôi như: heo, gà, cá, sữa bò... Đây chính là tiền đề cho phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung gắn với truy xuất nguồn gốc...
Tuy nhiên, tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư còn phổ biến; người dân chưa chú trọng việc lựa chọn con giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; vẫn còn tình trạng người dân tận dụng thức ăn thừa làm thức ăn cho vật nuôi dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh.
Bên cạnh đó, việc bố trí đất cho chăn nuôi quy mô trang trại theo quy định của Luật Chăn nuôi và công tác hỗ trợ di dời các trang trại chăn nuôi trong khu dân cư ra vùng quy hoạch còn nhiều khó khăn… khiến việc thực hiện đồng bộ chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học trong tỉnh gặp nhiều khó khăn.
Để chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học phát triển, về lâu dài, ngành chuyên môn cần nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh Hưng Yên quy hoạch các khu chăn nuôi, giết mổ tập trung đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp kiểm soát tốt dịch bệnh; hình thành chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm… Việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp sẽ giúp ngăn ngừa dịch bệnh, bảo đảm phát triển chăn nuôi an toàn, hiệu quả, bền vững.

Nguồn:Thảo Tiên/Doanh nghiệp & Kinh doanh

Link gốc