Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu
Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)
|
Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg
|
Đắk Lắk
|
|
— Ea H'leo
|
74.000
|
Gia Lai
|
|
— Chư Sê
|
72.500
|
Đắk Nông
|
|
— Gia Nghĩa
|
74.000
|
Bà Rịa - Vũng Tàu
|
|
— Giá trung bình
|
75.500
|
Bình Phước
|
|
— Giá trung bình
|
74.500
|
Đồng Nai
|
|
— Giá trung bình
|
73.000
|
tintaynguyen.com
Trong tháng 6/2021, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt khối lượng cao nhất kể từ đầu năm. Theo báo cáo của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu tháng 6/2021 đạt 33.155 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 118,69 triệu USD, tăng 18,57% về lượng và tăng 23,79% về giá trị so với tháng trước, đồng thời tăng 64,27% về lượng và tăng 154,10% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, đưa xuất khẩu tiêu 6 tháng đầu năm 2021 lên đạt 154.038 tấn và 496,84 triệu USD, giảm 7,49% về lượng nhưng lại tăng 39,79% về giá trị so với xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2020. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 3.540 USD/tấn, tăng 4,40% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 5/2021, dẫn nguồn giatieu.com.
Tại thị trường thế giới, giá tiêu trên sàn tiêu Kochi - Ấn Độ đứng yên nhiều phiên liên tiếp. Giá giao ngay chốt tại 42.000 rupee/tạ, theo nguồn giatieu.com.
Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)
Kỳ hạn
|
Giá khớp
|
Thay đổi
|
%
|
Số lượng
|
Cao nhất
|
Thấp nhất
|
Mở cửa
|
Hôm trước
|
HĐ Mở
|
GIAO NGAY
|
42000
|
0
|
73,50
|
0
|
42000
|
42000
|
42000
|
42000
|
0
|
06/21
|
39250
|
0
|
71,00
|
0
|
39250
|
37500
|
37500
|
39250
|
0
|
giatieu.com
Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 15/7/2021 đến ngày 21/7/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 311,13 VND/INR, nguồn Cổng Thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), Mỹ là thị trường chính và là thị trường quan trọng với lượng xuất khẩu chiếm 20-25%/năm và luôn duy trì sức mua ổn định cho tới hiện tại. Trên thực tế, thị trường Mỹ luôn luôn mua hàng với điều kiện CNF - người bán sẽ trả tiền vận chuyển, với tất cả rủi ro về chi phí vận chuyển đều do doanh nghiệp Việt Nam gánh chịu. Thời hạn ký hợp đồng giao hàng luôn luôn dao động từ 1 tháng trở lên. Doanh nghiệp có thể chủ động về nguồn hàng nhưng với khâu vận chuyển thì ngược lại, dẫn nguồn Báo Quốc tế.
Chủ tịch Liên đoàn Hạt tiêu và Gia vị Campuchia (CPSF), ông Mak Ny cho biết, nhu cầu và giá tiêu sẽ bắt đầu tăng do sản lượng giảm ở Việt Nam, nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu khu vực. Việt Nam sẽ đặt hàng một số lượng tiêu lớn từ Campuchia để bổ sung vào kho dự trữ, chính vì vậy giá tiêu sẽ cải thiện từ năm nay trở đi, theo Phnom Penh Post.
Nguồn:VITIC