Tiêu thụ thịt gà đã trở nên phổ biến hơn, trong khi mức tiêu thụ thịt lợn gần như trì trệ trong những năm gần đây. Sản lượng thịt đã tăng lần đầu tiên kể từ năm 2016.
Năm 2024, thịt lợn một lần nữa trở thành loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất, đạt mức 28,4 kg/1 người/1năm, nhưng ít hơn khoảng 100 gram so với năm 2023. Tiêu thụ thịt gia cầm lại tăng trở lại, tăng 500 gram lên 13,6 kg/người, chủ yếu là tiêu thụ thịt gà. Tiêu thụ thịt bò và thịt bê vẫn ổn định ở mức 9,3 kg/1 người/1năm mặc dù giá tiêu dùng tăng. Nhìn chung, lượng tiêu thụ thịt năm 2024 đạt 4,44 triệu tấn, tăng 0,8% so với năm 2023.
Giá tăng chậm lại do sản lượng tăng
Theo Cục Thống kê Liên bang Đức, tiêu thụ thịt năm 2024 tăng nhẹ bởi thực tế là mức tăng giá tiêu dùng vẫn ở mức hạn chế là 1,3% so với năm 2023. Thịt gia cầm thậm chí còn được bán với giá trung bình thấp hơn. Lần đầu tiên sản lượng thịt ở Đức tăng trong một thời gian dài, tăng 1,4% lên 7,3 triệu tấn, cũng góp phần làm cho giá cả rẻ hơn. Sản lượng thịt lợn tăng trên mức trung bình là 1,9%, tiếp theo là thịt gà ở mức 1,3% và thịt bò và thịt bê ở mức 1,1%. Tuy nhiên, sản lượng của gà tây, vịt, ngỗng, cừu và dê thấp hơn so với năm 2023.
Xuất nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Đức năm 2024 giảm
Nhìn chung, xuất nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Đức năm 2024 giảm so với năm 2025. Theo số liệu sơ bộ, lượng nhập khẩu giảm 1,4% xuống còn 3,14 triệu tấn. Đặc biệt, lượng nhập khẩu thịt lợn và thịt bò đã giảm; tuy nhiên, lượng nhập khẩu gia cầm lại tăng. Tuy nhiên, xuất khẩu giảm 0,3% xuống còn 4,39 triệu tấn. Xuất khẩu thịt lợn tăng mạnh đã bù đắp cho sự suy giảm chung trong xuất khẩu các loại thịt khác.
Tỷ lệ tự cung tự cấp tăng 1%
Năm 2024 do sản lượng thịt trong nước tăng nhanh hơn so với mức tiêu thụ, nên tỷ lệ tự cung tự cấp đã tăng từ 119,5% vào năm 2023 lên 120,5% vào năm 2024. Nhu cầu trong nước được đáp ứng ở mức 134,6% đối với thịt lợn, 108,2% đối với thịt bò và thịt bê, và 100,4% đối với thịt gia cầm. Đối với các loại thịt miếng phổ biến, chẳng hạn như thịt lợn phi lê hoặc thịt sườn, tỷ lệ tự cung tự cấp cũng thấp hơn mức trung bình.
Nguồn:Vinanet/VITIC/euromeatnews