menu search
Đóng menu
Đóng

Cái giá phải trả cho khủng hoảng di cư Châu Âu

14:22 19/09/2015

Ảnh: AFP

Vinanet - Tuy chi phí phục vụ người dân di cư là rất cao trong ngắn hạn, nhưng đây có thể là liều thuốc giải cho hiện tượng già hóa dân số tại các nước Châu Âu.

Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ thông báo quốc gia này đã phải chi tới 7,6 tỷ USD để phục vụ 2,2 triệu người tỵ nạn, một cuộc chiến khác cũng gay gắt không kém đang nổ ra giữa những chuyên gia kinh tế về cái giá phải trả và những lợi ích từ đoàn người di cư khổng lồ đang tiến về Châu Âu.

Chiến sự và bất ổn vẫn đang diễn ra căng thẳng tại Syria, Afghanistan, Iraq và một phần châu Phi, dòng người đổ về Châu Âu và những vùng an toàn tại Trung Đông ngày càng nhiều thêm. Hơn 300.000 người đã đến châu Âu bằng đường biển trong năm nay, trong khi đó 2.500 người đã chết đuối trong cuộc hành trình này – theo số liệu thông kê của Red Cross.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, trong dài hạn, những nước như Đức với cấu trúc dân số già sẽ hưởng lợi từ lực lượng người di cư trẻ tuổi. “Trên lý thuyết, lục địa già Châu Âu sẽ hưởng lợi từ dòng người di cư, vốn được đào tạo khá bài bản này. Tuy nhiên từ kinh nghiệm quá khứ của nhiều nước châu Âu trong việc hòa nhập thành công người di cư, cho thấy những lợi ích không phải một sớm một chiều mà có được”, Tina Fordham – Giám đốc điều hành, chuyên gia phân tích chính trị hãng Citygroup nhận định.

Chi phí phải bỏ ra trong ngắn hạn là “rất cao”, Daniel Morris, nhà chiến lược cấp cao tại BNP Parisbas nhận định hôm thứ 6 vừa qua.

“Hiện tại, chúng ta đang có thời tiết ủng hộ. Song tình hình sẽ trở nên khó khăn hơn khi thời tiết giao mùa từ Thu sang Đông, nhất là khi Đông đến vào tháng 12”, chuyên gia này nhận định.

Tuần trước, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Jean-Claude Juncker tuyên bố kế hoạch phân bổ 120.000 cư dân mới nhập cư vào 28 quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu. Ủy ban Châu Âu cũng kiến nghị thành lập một quỹ khẩn cấp, dự trữ tối thiểu 1,8 tỷ euros (2,1 tỷ USD) để giải quyết khủng hoảng tại Bắc và Đông Bắc Phi.

Trước mắt, những chi phí mà chính phủ phải bỏ ra để phục vụ người di cư, bao gồm dịch vụ y tế, giao dục, nhà ở và trợ cấp xã hội. Về lâu dài, người nhập cư sẽ trở thành lực lượng lao động, và cuối cùng thúc đẩy cầu tiêu dùng, và tốc độ tăng trưởng.

Việc các nước châu Âu sẽ chấp nhận những người xin tị nạn cũng khác nhau, những nước Tây Âu, nói chung chào đón họ hơn những nước thuộc đông Âu.

Điền hình là Hungary, cửa ngõ vào Châu Âu đầu tiên của dòng người tị nạn gần đây đã xây hàng rào tại biên giới với Serbia nhằm ngăn cản bước tiến dân nhập cư. Điều này khiến dân tị nạn đổi hướng đến Croatia. Theo cảnh sát nước này thông báo vào hôm thứ 5, đã có khoảng 5.650 người đã vào biên giới Hungary.

Đức Anh

Theo CNBC