menu search
Đóng menu
Đóng

Bốn tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm so với cùng kỳ

14:56 01/06/2011

(VINANET) - Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2011 đạt 764,2 triệu USD, giảm 0,55% so với cùng kỳ năm 2010. Tính riêng trong tháng 4, kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc đạt 130,4 triệu USD, giảm 46,87% so với tháng 3/2011.
 
 

(VINANET) - Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2011 đạt 764,2 triệu USD, giảm 0,55% so với cùng kỳ năm 2010. Tính riêng trong tháng 4, kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc đạt 130,4 triệu USD, giảm 46,87% so với tháng 3/2011.

Giá thức ăn chăn nuôi trong nước thời gian qua đã tăng cao chưa từng có, ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi. Từ đầu năm 2011 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng 5 lần, tính bình quân 3 tháng đầu năm 2011, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng gần 80% so với năm 2009 và 35,5% so với năm 2010. Cụ thể, hiện giá ngô là 7.300 đồng/kg, tăng 35,5% so với năm 2010; sắn lát giá 5.800 đồng/kg, tăng trên 36%; đặc biệt, giá thức ăn hỗn hợp cho gà thịt tăng 24,6%, giá thức ăn cho lợn thịt tăng gần 28,7%.

Hiện trong nước có đến 241 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trên thực tế nguồn nguyên liệu cho các nhà máy này sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu. Hiện tại, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 60% nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Dự báo, nhu cầu nguyên liệu cho ngành thức ăn chăn nuôi trong nước vẫn tiếp tục tăng cao trong những năm tới và nhu cầu nhập khẩu vẫn lên tới từ 8 - 10 triệu tấn/năm.

Giá nguyên liệu tăng mạnh, chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng leo thang trong khi nhu cầu lại tăng đáp ứng đà tăng trưởng của nền kinh tế. Do vậy, trong thời gian tới giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn nữa.

 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự leo thang của giá thức ăn chăn nuôi trong thời gian gần đây, song nguyên nhân chính là bởi chúng ta chưa chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước. Một trong những giải pháp quan trọng để kiểm soát giá thức ăn chăn nuôi là cân đối nguồn cung nguyên liệu sản xuất mặt hàng này. Do vậy, cần khai thác tốt tiềm năng nguyên liệu sản xuất thức ăn trong nước, trong đó chú trọng tới các mặt hàng ngô, khô dầu đậu tương, sắn. Bên cạnh đó, cũng cần đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất và đẩy mạnh công tác khuyến nông để nâng cao năng suất, đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước.

Về thị trường nhập khẩu

Ấn Độ là thị trường chính cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam với kim ngạch nhập trong tháng là 52,5 triệu USD, giảm 39,22% so với tháng 3, tính chung 4 tháng năm 2011 Việt Nam đã nhập 303,3 triệu USD, chiếm 39,6% trong tổng kim ngạch, tăng 67,14% so với cùng kỳ năm 2010. Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu chính của Việt Nam từ thị trường này vẫn là khô dầu đậu tương với giá nhập khẩu trung bình khoảng 457 USD/tấn (chiếm gần 90% tỷ trọng kim ngạch).

Cũng như tháng 3, tháng 4 này, Mỹ đã vượt lên và trở thành thị trường cung cấp thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu lớn thứ 2 của nước ta, với kim ngạch đạt hơn 25,2 triệu USD, giảm 27,84% so với tháng trước và đồng thời nhập khẩu thức ăn chăn nuôi từ thị trường này giảm 56,94% so với cùng kỳ năm 2010 tương đương với 79,5 triệu USD.

Đáng chú ý, tuy kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ thị trường Indonesia trong tháng chỉ đạt hơn 9,3 triệu USD nhưng lại có mức tăng trưởng mạnh so với tháng trước (tăng 294,26%).

Ngoài ra, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ một số thị trường khác trong tháng này cũng có mức tăng trưởng khá cao so với tháng trước như: Achentina (tăng 106,2%); Hà Lan (tăng 106,2%); …  

Tính chung trong quý I/2011, kim ngạch nhập khẩu từ một số thị trường đạt mức tăng trưởng khá như: Đức (tăng 107,78%); Indonesia (tăng 90,32%);…Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu từ một số thị trường khác bị sụt giảm như: Nhật Bản (giảm 83,92%); Italia (giảm 72,22%); Achentina (giảm 44,22%); UAE (giảm 26,10%);…

Thị trường nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 4, 4 tháng năm 2011

ĐVT: USD
 
Thị trường
KNNK T3/2011
KNNK T4/2011
KNNK 4T/2011
KNNK 4T/2010
% tăng giảm KN so với T3/2011
% tăng giảm KN so với cùng kỳ
Tổng KN
245.614.958
130.484.624
764.249.281
768.479.851
-46,87
-0,55
Ấn độ
85.973.193
52.250.308
303.378.293
181.513.565
-39,22
+67,14
Hoa Kỳ
25.249.464
18.220.248
79.519.369
184.682.212
-27,84
-56,94
Trung Quốc
8.332.941
10.027.964
31.156.176
38.622.189
+20,34
-19,33
Thái Lan
9.800.219
9.758.656
31.034.289
20.315.569
-0,42
+52,76

Indonesia

2.380.315
9.384.711
19.692.009
10.346.928
+294,26
+90,32
Achentina
3.417.177
8.143.812
85.822.594
153.868.714
+138,32
-44,22
Đài Loan
5.070.395
3.986.896
13.226.816
8.225.485
-21,37
+60,80
Philipin
1.833.925
3.975.962
10.994.615
7.658.006
+116,80
+43,57
Tiểu Vương quốc Ạâp Thống nhất
3.898.980
2.905.252
10.152.058
13.737.887
-25,49
-26,10
Malaixia
1.509.948
2.675.659
7.036.504
4.985.525
+77,20
+41,14
Hàn Quốc
1.626.332
2.572.594
6.979.713
3.985.145
+58,18
+75,14

Canada

 
2.426.540
9.582.213
8.161.160
*
+17,41
Xingapo
2.469.879
1.981.058
4.691.977
4.844.149
-19,79
-3,14
Pháp
1.999.190
1.250.387
5.466.878
5.529.306
-37,46
-1,13
HàLan
518.332
1.068.804
2.781.610
1.657.453
+106,20
+67,82
Oxtrâylia
645.167
568.139
5.289.422
4.696.070
-11,94
+12,64
Tây Ban Nha
620.665
555.167
2.277.007
1.752.362
-10,55
+29,94
Bỉ
355.012
370.643
1.843.566
1.887.215
+4,40
-2,31
Anh
320.491
313.153
827.318
965.554
-2,29
-14,32
Áo
147.100
294.125
1.174.244
1.869.497
+99,95
-37,19
Đức
232.720
233.607
683.780
329.096
+0,38
+107,78
Chilê
239.815
82.500
943.751
744.736
-65,60
+26,72
Italia
801.488
51.081
2.736.964
9.852.362
-93,63
-72,22
Nhật Bản
121.611
37.552
322.007
2.002.937
-69,12
-83,92
 
(Ng.Hương)

Nguồn:Vinanet