Năm 2011 vừa qua, trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, cao su xếp vị trí thứ 2, với 3,2 tỷ USD, tăng 33,33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về tình hình thế giới, với nhu cầu sử dụng cao su tổng hợp tăng cao, cộng với sản lượng cao su tự nhiên tăng mạnh ở nhiều nước nên thị trường cao su tự nhiên trong năm 2012 được dự báo sẽ ở vào tình trạng cung vượt cầu. Tổng lượng cao su dự kiến vào khoảng 27,2 triệu tấn, tăng 5,84% so với năm 2011.
Về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam,ước đạt tháng 2 đạt 80 nghìn tấn, thu về 220 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 150 nghìn tấn, với giá trị 411 triệu USD, tăng 24% về lượng, nhưng giảm 23,6% về kim ngạch. Về lượng xuất khẩu sang các thị trường có dấu hiệu giảm sút hơn so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 2 năm 2012, thì đã có nhiều thay đổi liên tục về giá cả. Giá cả có lúc tăng lên bởi những lo ngại về nguồn cung khan hiếm, ngoài ra nguồn cung cấp tại Thái Lan và Malaysia – những nhà sản xuất lớn nhất đang giảm ( thời tiết mùa đông khô hạn làm giảm nguồn cung cấp mủ cao su). Nhưng theo dự kiến của Chính phủ Thái Lan thì sản lượng nước này sẽ tăng khoảng 5% trong cả năm 2012. Chốt phiên giao dịch ngày 16/2, thì giá cao su giảm ở hầu hết các thị trường lớn như Thái Lan (125 THB/kg), Tokyo(304 JPY/kg).
Theo nhiều chuyên gia, năm 2012 thị trường cao su sẽ tương đối ảm đạm. Đầu năm nay thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam - Trung Quốc cũng tương đôi trầm lắng, nhập khẩu cao su của Trung Quốc từ Việt Nam giao dịch cao su qua cửa khẩu Móng Cái đã gần như “đóng băng” trở lại. Nguyên nhân là do nếu đi đường cửa khẩu Đông Hưng – Móng Cái, doanh nghiệp Trung Quốc sẽ phải chịu nhiều chi phí nên không còn lợi nhuận. Dự trữ cao su của Trung Quốc cũng cao ở mức kỷ lục, nên nhiều khả năng đầu năm 2012 các doanh nghiệp Trung Quốc chưa nhập khẩu nhiều cao su. Bên cạnh đó khủng hoảng nợ công châu Âu vẫn chưa được giải quyết triệt để khiến tiêu thụ cao su tổng hợp ở các nước này cũng giảm sút.
Nguồn:Tin tham khảo