menu search
Đóng menu
Đóng

Hai tháng đầu năm 2012, nhập khẩu gỗ và sản phẩm chiếm 1,2% tổng kim ngạch

16:10 21/03/2012

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, hai tháng đầu năm 2012, cả nước đã xuất khẩu 606,1 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên cũng phải nhập khẩu trên 199 triệu USD gỗ và sản phẩm, tăng 47,02% so với 2 tháng năm 2011...
 
 

(VINANET)

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, hai tháng đầu năm 2012, cả nước đã xuất khẩu 606,1 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên cũng phải nhập khẩu trên 199 triệu USD gỗ và sản phẩm, tăng 47,02% so với 2 tháng năm 2011. Tính riêng tháng 2/2012, đã nhập khẩu 104,4 triệu USD mặt hàng này, tăng 9,2% so với tháng liền kề trước đó và tăng 135,14% so với tháng 2/2012.

Về thị trường nhập khẩu, hai tháng đầu năm nay nhập khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm có thêm thị trường Niudilan với kim ngạch nhập 9,4 triệu USD.

Hoa Kỳ, Trung Quốc, Malaixia, Thái Lan… là những thị trường chính cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam. Đứng đầu về kim ngạch là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch nhập trong tháng là 18,5 triệu USD, tăng 190,38% so với tháng 2/2011 và tăng 145,4% so với tháng trước đó, nâng kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ thị trường này 2 tháng đầu năm 2012 lên 26 triệu USD, chiếm 13% tỷ trọng, tăng 71,23% so với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc với kim ngạch nhập khẩu 22,5 triệu USD, tăng 40,08% so với 2 tháng năm 2011, tính riêng tháng 2 đã nhập khẩu 9 triệu USD gỗ và sản phẩm từ thị trường này, giảm 33,6% so với tháng trước đó.

Nhìn chung hai tháng đầu năm nay, nhập khẩu gỗ và sản phẩm đều tăng trưởng về kim ngạch ở hầu khắp các thị trường. Thị trường có sự tăng trưởng mạnh nhất là Oxtraylia, tăng 206,25%, kế đến là Hoa Kỳ tăng 71,23%; Thái Lan tăng 64,66%...

Một trong những thách thức lớn lớn mà ngành công nghiệp chế biến gỗ đang gặp phải là việc thiếu nguồn nguyên liệu bền vững cho hoạt động chế biến hiện tại.

Điểm đáng quan ngại trong cán cân nhập gỗ của Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước hiện vẫn sử dụng tương đối nhiều gỗ các nguồn gốc từ rừng nhiệt đới, trong số đó có một số lượng gỗ lớn chưa đạt chứng chỉ. Đây cũng có thể là lý do khiến các thị trường tiềm năng thận trọng và dè dặt hơn trong việc nhập gỗ và các sản phẩm gỗ từ Việt Nam, nhất là khi các hiệp ước về quản trị thương mại lâm sản được áp dụng trên diện rộng.

Tại Diễn đàn doanh nghiệp “thúc đẩy trồng rừng, chế biến và xuất khẩu lâm sản theo hướng bền vững”, lý giải về việc tại sao ngành công nghiệp trồng rừng của Việt Nam không thể sản xuất gỗ lớn từ rừng trồng nhằm dần thay thế nguồn nhập khẩu, các đại biểu cho rằng do còn gặp nhiều vướng mắc về vấn đề vốn, đất đai, giống cây lâm nghiệp và cách tiếp cận thị trường.

Đầu tư trồng rừng cần nguồn vốn lớn và dài hạn. Chu kỳ khai thác của cây như keo cần ít nhất khoảng 6-7 năm, nếu cần cây có đường kính lớn thì chu kỳ dài hơn, khoảng 10 năm. Với chu kỳ như vậy, rất khó để doanh nghiệp hoặc hộ gia đình có vốn dài hạn để có thể đạt được cây gỗ lớn.

Đất rừng sản xuất của Việt Nam có đặc điểm manh mún. Điều này là kết quả của chính sách giao đất giao rừng cho các hộ gia đình đã được Chính phủ thực hiện từ những năm 1990. Tính đến nay, bình quân mỗi hộ gia đình được giao đất quản lý khoảng 3 ha, do đó việc phát triển diện tích rừng tập trung nhằm tạo nguyên liệu cho ngành chế biến hiện đang gặp nhiều khó khăn. Trên cả nước, khó có thể tìm thấy khu vực rừng tập trung với tổng diện tích vài chục ngàn ha.

Hạn chế của tiếp cận thị trường cũng là một trong những yếu tố làm giảm lượng gỗ cung cho ngành công nghiệp chế biến.

Hiện nay tại một số địa bàn, ví dụ như Lạng Sơn và một số tỉnh lân cận, do thiếu công nghệ chế biến và do gỗ có đường kính nhỏ nên gỗ khai thác từ rừng trồng không được đưa vào chế biến đồ gia dụng và xuất khẩu mà tất cả được đưa vào làm dăm gỗ (5).

Thêm vào đó, do khó tiếp cận với thị trường nguyên liệu chế biến (ví dụ người mua, cơ sở hạ tầng giao thông) nên lợi ích kinh tế thu được từ sản xuất dăm chênh không nhiều so với lợi ích từ việc sản xuất gỗ xẻ, trong khi lượng lao động đầu tư cho sản xuất dăm lại ít hơn. Đó cũng là lý do khiến các doanh nghiệp chỉ tập trung vào sản xuất dăm, mặc dù có những cây có đủ kích thước cho chế biến đồ mộc.

Để giải quyết các khó khăn nêu trên nhằm tạo nguồn nguyên liệu bền vững cho ngành công nghiệp chế biến, các đại biểu tham dự Diễn đàn cho rằng, chính phủ cần có cơ chế ưu đãi đầu tư nhằm đảm bảo các doanh nghiệp trồng rừng và hộ gia đình có thể tiếp cận với nguồn vốn vay dài hạn từ ngân hàng và nguốn vốn ODA.

Bên cạnh đó, cần chú trọng tới vấn đề liên kết giữa doanh nghiệp và hộ gia đình. Doanh nghiệp có vốn và công nghệ nhưng thiếu đất trồng rừng. Người dân có đất, có lao động nhưng lại thiếu công nghệ và vốn. Sự liên doanh liên kết giữa hai khối này với nhau sẽ có thể giải quyết được vấn đề thiếu đất, thiếu lao động và công nghệ. Tuy nhiên, liên kết này có thành công hay không đòi hỏi sự tham gia tích cực của cơ quan chức năng, đặc biệt là chính quyền địa phương.

Ngoài ra, cần lưu tâm tới vấn đề liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến và trồng rừng. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp chế biến tập trung ở phía Nam trong khi các doanh nghiệp trồng rừng lại tập trung nhiều ở phía Bắc. Nếu liên kết này được hình thành một cách chặt chẽ sẽ là cơ hội để tăng nguồn cung về gỗ cho ngành công nghiệp chế biến đồ mộc, giảm lượng gỗ đưa vào sản xuất ván dăm.

Thống kê thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 2, 2 tháng năm 2012

ĐVT: USD

Thị trường

KNNK T2/2012

KNNK 2T/2012

KNNK T2/2011

KNNK 2T2011

% +/- KN T2/2012 so T2/2011

% +/- KN so cùng kỳ năm 2011

Tổng kim ngạch

104.487.252

199.906.807

44.436.423

135.968.103

135,14

47,02

Hoa Kỳ

18.513.301

26.055.915

6.375.533

15.217.056

190,38

71,23

Trung Quốc

9.001.123

22.526.076

4.825.384

16.080.368

86,54

40,08

Malaixia

9.325.509

14.544.535

6.723.506

13.198.259

38,70

10,20

Thái Lan

7.970.776

13.696.790

2.877.088

8.318.398

177,04

64,66

NiuZilân

6.513.146

9.484.925

 

 

*

*

Braxin

3.021.680

4.585.259

1.281.866

3.968.559

135,73

15,54

Cămpuchia

2.126.978

4.292.686

859.000

3.949.751

147,61

8,68

Indonesia

2.309.947

4.145.552

709.182

2.663.029

225,72

55,67

Đức

702.416

1.457.635

478.345

1.073.157

46,84

35,83

Oxtrâylia

929.670

1.283.772

94.791

419.194

880,76

206,25

Phần Lan

623.954

1.092.550

546.449

1.229.899

14,18

-11,17

Đài Loan

652.111

987.540

313.813

666.401

107,80

48,19

Nhật Bản

748.874

986.255

345.500

698.939

116,75

41,11

Canada

283.070

690.798

279.219

975.115

1,38

-29,16

Hàn Quốc

197.448

584.284

177.860

872.310

11,01

-33,02

Pháp

274.714

516.640

316.646

825.376

-13,24

-37,41

Thuỵ Điển

381.856

488.703

130.866

1.202.364

191,79

-59,35

Italia

309.615

467.741

350.839

978.492

-11,75

-52,20

Achentina

203.000

423.880

106.923

322.402

89,86

31,48

Nam Phi

131.127

243.102

28.740

204.312

356,25

18,99

Nga

109.085

170.165

74.621

123.866

46,19

37,38

Anh

44.153

64.610

 

131.592

*

-50,90

 

Nguồn:Vinanet