menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc 10 tháng đầu năm đạt 19,58 tỷ USD

10:24 07/12/2011

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2011, Việt Nam nhập của Trung Quốc gần 19,58 tỉ USD các loại hàng hóa; chiếm khoảng 1/4 (84,6 tỉ USD) tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2011, Việt Nam nhập của Trung Quốc gần 19,58 tỉ USD các loại hàng hóa; chiếm khoảng 1/4 (84,6 tỉ USD) tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước, tăng 23,36% so với cùng kỳ năm 2010; trong đó riêng tháng 10 nhập khẩu từ thị trường này giảm nhẹ 0,94% so với tháng 9, đạt 2,13 tỷ USD, nhưng vẫn tăng 23,56% so với cùng tháng năm 2010.

Nhóm hàng mà Việt Nam nhập của Trung Quốc trên 1 tỉ USD gồm: 2,33 tỉ USD vải; 1,75 tỉ máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; 1,29 tỉ điện thoại các loại và linh kiện; 1,2 tỉ sắt thép; 1,05 tỉ xăng dầu. Đáng chú ý là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng được nhập từ Trung Quốc lên tới 4,17 tỉ USD, so với các thị trường khác như Nhật Bản là 2,2 tỉ; Hàn Quốc 1 tỉ; Đức 826 triệu; Mỹ 640 triệu. Trong khi, máy móc giá rẻ Trung Quốc được các chuyên gia cảnh báo không phải là công nghệ nguồn, lạc hậu và khả năng gây ô nhiễm cao.

Như vậy, thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta trong 10 tháng năm 2011 vẫn tiếp tục là Trung Quốc. 

Những nhóm hàng chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc 10 tháng đầu năm 2011

ĐVT: USD

 

 

Thị trường

 

 

T10/2011

 

 

10T/2011

Tăng, giảm T10/2011 so với T9/2011

Tăng, giảm T10/2011 so với T10/2010

Tăng, giảm 10T/2011 so với cùng kỳ

Tổng cộng

2.133.373.376

19.576.949.801

-0,94

+23,56

+23,36

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

385.124.598

4.173.294.075

-15,87

-1,63

+16,33

Vải các loại

242.845.735

2.328.839.042

+18,42

+32,25

+30,94

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

249.947.633

1.749.751.911

+17,52

+56,39

+33,54

Điện thoại các loại và linh kiện

164.328.465

1.291.827.108

-23,98

*

*

sắt thép

109.023.909

1.204.419.722

+5,16

-13,45

-5,79

Xăng dầu các loại

104.092.323

1.048.558.814

-28,08

+59,53

+12,92

Phân bón

109.723.285

680.190.290

-8,06

+115,95

+99,95

Nguyên phụ liệu dệt may da giày

68.018.432

675.360.987

+2,56

+24,18

+27,76

Hoá chất

51.472.811

554.161.014

+19,73

+26,04

+40,36

Sản phẩm từ sắt thép

48.978.999

465.156.950

-10,80

+0,57

+20,48

Sản phẩm hoá chất

42.702.444

376.212.339

+20,94

+24,49

+17,87

Sản phẩm từ chất dẻo

41.861.261

352.200.386

+12,45

+40,52

+22,76

Xơ sợi dệt các loại

27.641.273

284.739.444

+30,14

+35,70

+52,87

Chất dẻo nguyên liệu

27.058.843

281.082.714

+1,90

+29,26

+66,33

Khí đốt hoá lỏng

20.080.117

246.961.898

-3,05

-16,32

+44,09

Kim loại thường khác

27.907.131

240.146.977

+8,50

+65,08

+30,78

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

23.891.148

217.942.936

+20,55

+1,11

+27,67

Linh kiện phụ tùng ô tô

15.720.914

188.279.582

+34,70

-18,33

-22,55

Dây điện và dây cáp điện

23.343.031

181.548.428

-3,31

+50,73

+29,80

Ô tô nguyên chiéc các loại (chiếc)

12.648.702

167.893.030

-9,55

+58,75

+37,88

Gỗ và sản phẩm gỗ

16.373.835

145.230.555

+7,91

+22,92

+6,79

Linh kiện phụ tùng xe máy

15.118.670

122.058.428

+32,11

+79,88

+18,53

Hàng rau quả

18.064.912

115.156.467

+14,01

-2,90

-8,44

Sản phẩm từ giấy

12.696.590

106.202.878

+3,56

+35,63

+13,21

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

14.360.858

99.283.540

+111,92

+48,91

+15,99

Hàng điện gia dụng và linh kiện

9.739.974

92.314.334

+14,35

*

*

Sản phẩm từ kim loại thường khác

8.294.131

90.979.494

-5,43

+26,24

+38,98

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

8.933.264

83.779.409

+4,15

+62,09

+9,78

Sản phẩm từ cao su

10.127.327

77.077.911

+7,64

+79,00

+36,88

Nguyên phụ liệu dược phẩm

5.251.398

64.859.882

+19,59

-6,63

-5,61

Giấy các loại

5.577.162

52.830.370

+3,11

+40,20

+10,01

Cao su

4.696.856

52.246.847

-15,66

+15,10

+41,59

Dược phẩm

2.479.374

25.614.225

-7,77

-1,12

+7,51

Nguyên phụ liệu thuốc lá

1.688.329

22.329.706

-41,20

-25,06

-58,31

Phương tiện vận tải phụ tùng khác

6.103.106

17.418.011

+933,84

-79,85

-63,87

Hàng thuỷ sản

1.542.708

16.599.127

+20,42

+83,33

+100,40

Đá quí, kim loại quí và sản phẩm

1.062.516

9.281.182

+100,16

+138,89

+115,86

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

604.325

6.187.234

-41,26

+41,20

+48,12

Bông các loại

96.456

6.143.435

+246,08

+113,43

+462,31

Xe máy nguyên chiếc (chiếc)

216.194

6.143.101

-41,88

-85,54

-60,48

Dầu mỡ động thực vật

397.755

5.189.190

-15,97

+492,51

-28,29

Clinker

0

751.159

*

*

*

Sữa và sản phẩm sữa

0

393.763

*

*

+19,77

Với 19,57 tỉ USD nhập hàng Trung Quốc, trong khi xuất đạt 8,5 tỉ USD đã khiến nhập siêu từ nước láng giềng lên 11 tỉ USD. Con số này cao hơn tổng nhập siêu của Việt Nam trong 10 tháng từ tất cả các thị trường là 8,4 tỉ USD, chênh lệch 2,6 tỉ USD.

Nhập siêu Trung Quốc tăng mạnh nhưng các doanh nghiệp trong nước cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Tuy nhiên, việc này cũng không đơn giản. Đơn cử nông sản là thế mạnh của Việt Nam nhưng chúng ta vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng. Cụ thể hàng thủy sản, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh và Chế biến thủy sản Việt Nam (Vasep), cho rằng kim ngạch xuất khẩu 180 triệu USD trong 10 tháng vào Trung Quốc vẫn còn quá nhỏ bé so với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản dự báo lên tới 6 tỉ trong năm nay. Thời gian tới, nên tập trung vào đường chính ngạch thì xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc sẽ tăng trưởng mạnh.

Theo các doanh nghiệp, có nhiều cách để hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc và phải được thực hiện đồng bộ. Trong đó, cách hiệu quả nhất hiện nay là tăng cường xuất khẩu vào thị trường này để dần kéo gần lại sự chênh lệch giữa xuất và nhập. Ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, cho rằng khả năng hàng hóa của ta vào thị trường Trung Quốc là trong tầm tay, nhiều doanh nghiệp như Bita’s, Vinamit… đã có chân chắc chắn ở đây.

TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư, cho rằng những con số thống kê về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc thể hiện nền kinh tế của chúng ta đang bất ổn. Mọi nỗ lực để đạt xuất siêu với nhiều thị trường như Mỹ, châu Âu… đều phải bù vào thâm hụt ở thị trường Trung Quốc. Tổng nhập siêu cả nước thấp hơn so với nhập siêu từ Trung Quốc là vậy. Ngoài ra, cùng với tăng trưởng nhập khẩu cao, chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào kinh tế Trung Quốc.

Quan hệ thương mại giữa ta và Trung Quốc còn bất ổn ở chỗ, Việt Nam xuất khẩu than qua Trung Quốc thì ngay lập tức nhập khẩu điện, xuất khẩu mủ cao su nguyên liệu và nhập lại vỏ ruột xe, xuất khẩu gỗ và nhập lại bàn ghế… Bên cạnh đó, Việt Nam nhập khẩu nhiều loại hàng hóa của Trung Quốc mà chúng ta có thể tự làm được, vì giá cả của họ rẻ hơn. Đây là những vấn đề cần cảnh báo và là thách thức lớn của nền kinh tế, cần có một chiến lược, lộ trình lâu dài để giảm nhập siêu từ Trung Quốc chứ không thể buông như vậy được.

(vinanet)

Nguồn:Vinanet