menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa xuất khẩu sang Canada hầu hết đều đạt mức tăng trưởng dương

15:04 13/08/2013

Sáu tháng đầu năm 2013, thương mại song phương Việt Nam – Canada đạt 808,33 triệu USD trong đó xuất khẩu sang Canada đạt 639,14 triệu USD, tăng 18,87% so với cùng kỳ năm ngoái.

(Vinanet) Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Canada năm 2012 đạt hơn 2 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu Việt Nam sang Canada tăng hơn 20% so với năm 2012 đạt 1,61 tỷ USD, chiếm 0,35% tổng kim ngạch nhập khẩu của Canada và nhập khẩu 396,4 triệu USD, tăng 8,9%.

Riêng 6 tháng đầu năm 2013, thương mại song phương Việt Nam – Canada đạt 808,33 triệu USD trong đó xuất khẩu sang Canada đạt 639,14 triệu USD (tăng 18,87% so với cùng kỳ năm ngoái); chủ yếu là các mặt hàng dệt may (166,25 triệu USD, chiếm 26,01% tổng kim ngạch, tăng 14,04%), giày dép (75,09 triệu USD, chiếm 11,75%, tăng 17,19%), thủy sản (66,35 triệu USD, chiếm 10,38%, tăng 4,46%), gỗ và sản phẩm gỗ (55,44 triệu USD, chiếm 8,67%, tăng 3,01%); máy vi tính và linh kiện điện tử (47,02 triệu USD, chiếm 7,36%, tăng 62,14%),…

Ngoài ra, một số mặt hàng khác xuất khẩu sang Canada có kim ngạch tăng trưởng khá trong 2 quí đầu năm 2013 gồm: phương tiện vận tải và phụ tùng (+90,45%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (+62,14%); Hạt tiêu (+56,13%); hạt điều (52,0%)… Tuy nhiên, một số mặt hàng có kim ngạch sụt giảm so với cùng kỳ năm 2012 như sản phẩm từ sắt thép, cà phê, cao su, chất dẻo nguyên liệu, nhưng xuất khẩu dây điện và cáp điện sang thị trường này sụt giảm mạnh nhất tới 99,62% so với cùng kỳ.

Những nhóm hàng chủ yếu xuất khẩu sang Canada 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: USD

 

Mặt hàng

 

T6/2013

 

6T/2013

T6/2013 so với T6/2012(%)

6T/2013 so với cùng kỳ (%)

Tổng kim ngạch

131.766.368

639.138.850

+11,56

+18,87

Hàng dệt may

41.898.492

166.252.563

+7,42

+14,04

Giày dép các loại

14.519.943

75.087.148

+13,49

+17,19

Hàng thuỷ sản

15.217.956

66.351.498

+23,51

+4,46

Gỗ và sản phẩm gỗ

9.459.788

55.439.290

-10,39

+3,01

Phương tiện vận tải và phụ tùng

7.692.158

53.823.270

+231,18

+90,45

Máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện

12.590.248

47.023.174

+91,37

+62,14

Hạt điều

3.734.788

30.205.261

-46,08

+52,01

Túi xách, ví, va li, mũ ô dù

3.629.462

17.413.700

+44,59

+4,77

Sản phẩm từ sắt thép

2.590.133

15.622.495

-46,17

-17,97

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

2.612.424

14.700.720

+7,23

+24,34

Sản phẩm từ chất dẻo

1.546.293

9.249.929

-28,70

+19,54

Hàng rau quả

1.381.665

7.302.303

+61,75

+25,57

Cà phê

1.572.304

7.008.946

+4,23

-26,56

Hạt tiêu

735.681

5.340.392

+0,21

+56,13

Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc

673.014

2.997.177

+42,38

+20,46

Cao su

818.654

2.591.223

-14,25

-21,98

Sản phẩm mây, tre, cói thảm

309.153

25.52.905

+23,40

+30,02

Chất dẻo nguyên liệu

346.062

2.311.659

+94,10

-15,56

Sản phẩm gốm sứ

130.834

2.281.923

-14,32

-11,83

Thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh

281.872

1.970.102

+2,41

+17,22

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

224.400

644.601

*

*

Dây điện và cáp điện

0

27.909

*

-99,62

Hiệp định TPP và sự phục hồi kinh tế của các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương thời gian tới sẽ là cơ sở để hai nước tăng cường hơn nữa quan hệ giao thương, thúc đẩy đầu tư và tạo ra sự phát triển bền vững cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Canada.

Việt Nam hiện là đối tác chiến lược của Canada tại khu vực Đông Nam Á và kinh tế, đầu tư là trụ cột cho quan hệ hợp tác giữa hai bên. Hai bên đang tiến hành đàm phán song phương hướng đến một hiệp định bảo hộ đầu tư nước ngoài (FIPA) sẽ tạo điều kiện để cộng đồng doanh nghiệp hai nước có cơ sở pháp lý rõ ràng khi hợp tác và làm ăn với nhau.

Canada sẽ là một thị trường tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam do nhu cầu của người tiêu dùng tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam như hàng dệt may, đồ da, nông hải sản, đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý về chất lượng các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Canada cần phải được kiểm định chặt chẽ và đạt được tiêu chuẩn cao, cả về nhãn mác và đóng gói vì người tiêu dùng tại quốc gia này ưa thích sản phẩm đẹp, chất lượng.

Nguồn:Vinanet