(VINANET) – Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho biết, tháng đầu tiên của năm 2015, Việt Nam đã nhập khẩu 1,1 tỷ USD từ thị trường Nhật Bản, tăng 54,06% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản các mặt hàng như máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, máy vi tính sản phẩm điện tử, sắt thép, xe máy nguyên chiếc, phân bón, xơ sợi dệt… trong số những mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản thì máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng có kim ngạch lớn nhất, chiếm thị phần lớn, chiếm 37,7% tổng kim ngạch, đạt 450,6 triệu USD, tăng 63,3% so với tháng 1/2015.
Mặt hàng chiếm thị phần lớn thứ hai là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 194,6 triệu USD, tăng 85,63%; kế đến là mặt hàng sắt thép, đạt 88,5 triệu USD, tăng 4,37%...
Nhìn chung, tháng 1/2015 Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản tăng ở hầu khắp các chủng loại mặt hàng, số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng dương chiếm 80,5%, trong đó nhập khẩu nhóm hàng điện tử có tốc độ tăng vượt trội,cụ thể điện thoại các loại và linh kiện tăng 549,13%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 261,88%. Nhóm có tốc độ tăng mạnh thứ hai là dược phẩm, tăng 151,11%. Đứng thứ ba về tốc độ tăng mạnh là nhóm ô tô nguyên chiếc, linh kiện và phụ tùng tăng lần lượt 145,43% và tăng 168,47%.
Bên cạnh đó, những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng âm gồm: hóa chất giảm 20,89%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 24,36%; dây điện và dây cáp điện giảm 20,64%;…
Thống kê hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản tháng 1/2015 – ĐVT: USD
|
T1/2014
|
T1/2014
|
% so sánh T1/2015 với T1/2014
|
Tổng KN
|
1.194.188.228
|
775.142.267
|
54,06
|
máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
|
450.654.714
|
275.574.318
|
63,53
|
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
194.634.437
|
104.853.009
|
85,63
|
sắt thép các loại
|
88.550.701
|
84.846.542
|
4,37
|
sản phẩm từ chất dẻo
|
49.852.000
|
39.858.217
|
25,07
|
linh kiện, phụ tùng ô tô
|
44.221.562
|
16.471.600
|
168,47
|
sản phẩm từ sắt thép
|
43.928.983
|
28.795.439
|
52,56
|
vải các loại
|
41.254.183
|
24.793.493
|
66,39
|
ô tô nguyên chiếc các loại
|
25.416.408
|
10.356.013
|
145,43
|
chất dẻo nguyên liệu
|
23.404.255
|
18.067.078
|
29,54
|
sản phẩm hóa chất
|
20.546.912
|
17.302.099
|
18,75
|
kim loại thường khác
|
18.261.659
|
23.030.188
|
-20,71
|
nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
|
15.563.130
|
12.757.957
|
21,99
|
hóa chất
|
15.486.922
|
19.575.545
|
-20,89
|
phương tiện vận tải khác và phụ tùng
|
10.537.514
|
4.060.211
|
159,53
|
cao su
|
8.547.905
|
6.027.271
|
41,82
|
dây điện và dây cáp điện
|
8.471.706
|
10.675.360
|
-20,64
|
giấy các loại
|
8.175.837
|
5.831.911
|
40,19
|
sản phẩm từ cao su
|
8.110.751
|
6.017.934
|
34,78
|
Sản phẩm từ kim loại thường khác
|
6.678.979
|
4.434.367
|
50,62
|
hàng thủy sản
|
4.872.584
|
3.734.051
|
30,49
|
máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
|
4.643.537
|
1.283.158
|
261,88
|
phân bón các loại
|
3.750.637
|
3.486.172
|
7,59
|
xơ, sợi dệt các loại
|
3.632.008
|
3.925.748
|
-7,48
|
sản phẩm từ giấy
|
2.866.625
|
2.733.931
|
4,85
|
thuốc trừ sâu và nguyên liệu
|
2.816.890
|
1.248.571
|
125,61
|
điện thoại các loại và linh kiện
|
2.799.674
|
431.297
|
549,13
|
dđá quý, kim loại quý và sản phẩm
|
2.726.998
|
2.146.830
|
27,02
|
Xăng dầu các loại
|
2.673.418
|
|
|
sản phẩm khác từ dầu mỏ
|
2.052.180
|
3.605.153
|
-43,08
|
quặng và khoáng sản khác
|
1.478.026
|
669.944
|
120,62
|
dược phẩm
|
1.446.731
|
576.145
|
151,11
|
hàng điện gia dụng và linh kiện
|
1.003.703
|
631.139
|
59,03
|
thức ăn gia súc và nguyên liệu
|
376.375
|
1.075.974
|
-65,02
|
sữa và sản phẩm
|
309.944
|
93.417
|
231,79
|
gỗ và sản phẩm gỗ
|
307.271
|
406.206
|
-24,36
|
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh
|
9.662.636
|
|
|
Chế phẩm thực phẩm khác
|
927.816
|
|
|
Nguyên phụ liệu thuốc lá
|
3.980.375
|
|
|
Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh
|
1.430.694
|
|
|
(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam)
Dẫn nguồn tin từ Báo Đầu tư, các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là địa điểm đầu tư quan trọng, dù lo lắng về rủi ro trong môi trường đầu tư vẫn khá lớn.
Thông tin từ UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) cho biết, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) mới đây vừa công bố kết quả “Khảo sát về thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại Châu Á và Châu Đại Dương năm 2014” và báo cáo “Tổng quan về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (năm 2014)”.
Ông Yasuzumi Hirotaka, Giám đốc điều hành Văn phòng đại diện JETRO tại TPHCM cho biết, kết quả khảo sát cho thấy 66% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh. Đây là tỉ lệ cao so với các quốc gia khác và cho thấy Việt Nam tiếp tục được coi là địa điểm đầu tư quan trọng của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Ông Yasuzumi Hirotaka khẳng định, doanh nghiệp Nhật Bản luôn tôn trọng pháp luật, hoạt động kinh doanh cởi mở và công bằng, hướng tới phát triển cùng xã hội Việt Nam. Các doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Việt Nam đều mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ Việt Nam.
Về thuận lợi trong môi trường đầu tư, Việt Nam được xếp thứ 4 trên tổng số 15 quốc gia về chi phí nhân công rẻ và hơn một nửa số doanh nghiệp cũng đánh giá cao tình hình chính trị, xã hội ổn định của Việt Nam.
Ông Yasuzumi Hirotaka cho biết, tuy một số rủi ro trong đầu tư mà các doanh nghiệp Nhật Bản đang phải đối mặt đã được cải thiện, nhưng rủi ro lớn nhất tại Việt Nam về “hệ thống pháp luật” vẫn còn tồn tại. Hơn một nửa số doanh nghiệp nhìn nhận “chi phí nhân công tăng cao”, “thủ tục hành chính”, “thủ tục thuế” là những vấn đề cần phải được nhanh chóng cải thiện.
Về tình hình cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện, tỉ lệ nội địa hóa của Việt Nam là 33,2%, tăng 1% so với năm 2013, cao hơn Philippines (28,4%), nhưng thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (66%), Thái Lan (55%), Indonesia (43%), Malaysia (41%).
Để nâng cao năng lực cạnh tranh về mặt chi phí, ông Yasuzumi Hirotaka cho rằng cần tăng thu mua từ doanh nghiệp Việt Nam, Chính phủ cần hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ bằng các hình thức như: cho vay lãi suất thấp, ưu đãi về thuế, đào tạo nguồn nhân lực.
Về kỳ vọng vào việc hội nhập kinh tế, khoảng 70% doanh nghiệp hy vọng “đơn giản hóa thủ tục thông quan” và mong rằng vấn đề này được cải thiện nhiều hơn.
Trong năm 2014, số vốn đầu tư bổ sung của Nhật Bản tại Việt Nam giảm 81% so với năm trước, số dự án đầu tư mới của Nhật Bản trong ngành sản xuất giảm cả về số dự án và vốn đầu tư. Các dự án đầu tư mới từ Nhật Bản tại Việt Nam chủ yếu vẫn là các dự án quy mô vừa và nhỏ, trong đó dự án dưới 5 triệu USD chiếm 85%.
Nguồn:Vinanet