menu search
Đóng menu
Đóng

Kim ngạch xuất khẩu chè 4 tháng đầu năm tăng nhẹ

14:11 25/05/2015

Theo số liệu của Tổng cục hải quan, xuất khẩu chè của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2015 đạt 33.127 tấn, trị giá 54.190.257 USD, giảm 2,92% về lượng nhưng tăng 2,29% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu của Tổng cục hải quan, xuất khẩu chè của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2015 đạt 33.127 tấn, trị giá 54.190.257 USD, giảm 2,92% về lượng nhưng tăng 2,29% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Pakistan vẫn là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, với 8.560 tấn, trị giá 18.254.766 USD, tăng 44,32%% về lượng và tăng 45,92%% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, chiếm 33,6%% tổng trị giá xuất khẩu. (Trong tháng 4, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu chè xanh BT và chè đen OP qua cảng Cát Lái và Cảng Hải An với giá xuất lần lượt 2,82 USD/kg và 2,41 USD/kg).

Sản lượng chè Pakistan nhập khẩu từ Việt Nam đang tăng nhanh sau từng năm. Với dân số gần 200 triệu người, cùng văn hóa uống trà truyền thống lâu đời, Pakistan là một trong những thị trường tiêu thụ chè lớn, đầy tiềm năng tại khu vực Nam Á và chè Việt đang trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng tại quốc gia này.

Nga và Đài Loan là những thị trường lớn xuất khẩu chè của Việt Nam. Xuất khẩu sang Nga chiếm 13% (Việt Nam chủ yếu xuất khẩu chè xanh và chè đen OPA sang Nga với giá xuất đạt 2,33 USD/kg và 1,61 USD/kg qua cảng Hải An và cảng Hải Phòng). Xuất khẩu chè sang Đài Loan chiếm 11% tổng trị giá xuất khẩu chè trong tháng 4 tháng đầu năm 2015.

Trong 4 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam sang một số thị trường tăng trưởng mạnh: sang UAE tăng 69,31% về lượng và tăng 61,47% về trị giá; sang Ucraine tăng 45,82% về lượng và tăng 47,08% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Ba thị trường có mức sụt giảm xuất khẩu chè nhiều nhất là: Thổ Nhĩ Kỳ giảm 765,52% về lượng và giảm 794,25% về trị giá; Ấn Độ giảm 573,47% về lượng và giảm 395,37% về trị giá.

Từ nay đến năm 2020, ngành chè dự kiến duy trì khoảng 140.000 ha đồng thời quy hoạch phát triển vùng chè an toàn tại các tỉnh Nghệ An, Sơn La, Yên Bái và triển khai VietGAP để nâng cao chất lượng chè nhằm tăng năng suất cũng như chất lượng chè phục vụ nhu cầu tiêu thu trong nước và xuất khẩu.

Các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam cần có sự liên kết mạnh hơn với người nông dân ngay từ khâu trồng để đảm bảo sản phẩm có chất lượng từ nguồn nguyên liệu. Hơn nữa, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với thế giới, nếu không tự nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao uy tín, doanh nghiệp sẽ tự bị sàng lọc và đào thải trong quá trình giao thương.

Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan về  xuất khẩu chè 4 tháng năm 2015
 
 Thị trường
4Tháng/2015
4Tháng/2014
+/-(%)
 
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
 Lượng
Trị giá 
Tổng
33.127
54.190.257
34.093
52.948.974
-2,92
+2,29

Pakistan

8.560
18.254.766
4.766
9.872.039
+44,32
+45,92
Nga
4.691
7.213.366
4.106
6.748.649
+12,47
+6,44
Đài Loan
4.491
6.233.392
5.745
7.549.375
-27,92
-21,11
Trung Quốc
2.129
3.276.363
3.803
5.135.065
-78,63
-56,73
Hoa Kỳ
2.498
2.950.996
2.780
3.174.270
-11,29
-7,57
Indonêsia
2.404
2.450.346
2.040
2.193.336
+15,14
+10,49
Arập xêút
615
1.626.018
813
2.057.264
-32,2
-26,52
UAE
971
1.457.768
298
561.665
+69,31
+61,47
Đức
792
1.158.427
745
1.004.429
+5,93
+13,29
Côoét
773
1.020.544
554
1.048.649
+28,33
-2,75
Ucraina
646
989.451
350
523.634
+45,82
+47,08
Ba Lan
553
856.805
1.162
1.499.340
-110,13
-74,99

Malaysia

613
453.141
1.075
980.612
-75,37
-116,4
Ấn Độ
49
73.812
330
365.640
-573,47
-395,37
Thổ Nhĩ Kỳ
29
61.075
251
546.162
-765,52
-794,25
 
T.Nga
Nguồn: Vinanet
 

Nguồn:Vinanet