menu search
Đóng menu
Đóng

Kim ngạch xuất khẩu giày dép tháng 1/2012 giảm

10:44 12/03/2012

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng đầu năm 2012 kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại bị sụt giảm 24,58% so với tháng cuối năm 2011, chỉ đạt 544 triệu USD, chiếm 7,67% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước và cũng giảm 1,92% so với tháng 1/2011. Trong đó, kim ngạch XK mặt hàng giày dép sang thị trường EU giảm 12,6%.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng đầu năm 2012 kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại bị sụt giảm 24,58% so với tháng cuối năm 2011, chỉ đạt 544 triệu USD, chiếm 7,67% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước và cũng giảm 1,92% so với tháng 1/2011. Trong đó, kim ngạch XK mặt hàng giày dép sang thị trường EU giảm 12,6%. 

Thị trường xuất khẩu chủ đạo mặt hàng giày dép của Việt Nam là Hoa Kỳ cũng bị sụt giảm 25,98% về kim ngạch so với tháng trước đó, đạt 145,43 triệu USD nhưng so với cùng kỳ thì tăng nhẹ 3,95%. Sau thị trường Hoa Kỳ là một số các thị trường cũng đạt kim ngạch trên 10 triệu USD như: Đức 46,24 triệu USD, Anh 36,98 triệu USD, Nhật Bản 32,02 triệu USD, Bỉ 30,52 triệu USD, Trung Quốc 27,92 triệu USD, Brazil 25,92 triệu USD, Hà Lan 24,49 triệu USD, Italia 20,71 triệu USD, Pháp 17,62 triệu USD, Tây Ban Nha 17,92 triệu USD, Mexico 13,63 triệu USD và Hàn Quốc 12,64 triệu USD.

Trong tháng 1/2012 xuất khẩu giày dép sang hầu hết các thị trường đều bị sụt giảm so với tháng 12/2011; trong đó xuất khẩu sang thị trường Hy Lạp sụt giảm mạnh nhất tới 78,74%, chỉ đạt 0,68 triệu USD; sau đó là xuất sang Israel giảm 63,33%, đạt 0,66triệu USD; Malaysia giảm 61,62%, đạt 1,52 triệu USD; tiếp đến một số các thị trường cũng sụt giảm mạnh với mức từ 50%-60% như:  Hồng Kông, U.A.E, Đài Loan, Na Uy, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Áo. Tuy nhiên, có một số ít thị trường vẫn đạt mức tăng trưởng dưong về kim ngạch so với tháng cuối năm 2011, trong đó xuất sang Cu Ba tăng mạnh nhất 133,91% về kim ngạch, đạt 0,19 triệu USD; tiếp đến xuất sang Ba Lan tăng 61,81%, đạt 2,97triệu USD; còn các thị trường khác tăng dưới mức 30% về kim ngạch so với tháng 12/2011.

Kim ngạch xuất khẩu giày dép sang các thị trường tháng 1/2012

ĐVT: USD

 
 
 
Thị trường
 
 
T1/2012
 
 
T12/2011
 
 
T1/2011
 

% tăng, giảm KN T1/2012 so với T12/2011

 

%tăng, giảm KN T1/2012 so với T1/2011

Tổng cộng
544.002.880
721.254.839
554.633.655
-24,58
-1,92
Hoa Kỳ
145.429.177
196.466.427
139.903.939
-25,98
+3,95
Đức
46.236.748
53.636.599
46.317.872
-13,80
-0,18
Anh
36.976.421
46.329.201
47.285.436
-20,19
-21,80
Nhật Bản
32.017.125
26.438.962
31.509.622
+21,10
+1,61
Bỉ
30.521.561
39.262.840
30.943.904
-22,26
-1,36
Trung Quốc
27.921.029
23.650.867
16.249.007
+18,05
+71,83
Brazil
25.915.007
21.395.434
14.207.790
+21,12
+82,40
Hà Lan
24.487.835
45.171.790
31.007.492
-45,79
-21,03
Italia
20.710.039
34.179.196
27.249.319
-39,41
-24,00
Tây Ban Nha
17.917.099
26.464.285
24.063.815
-32,30
-25,54
Pháp
17.621.643
24.848.933
19.881.808
-29,08
-11,37
Mêhicô
13.633.947
19.823.059
15.365.312
-31,22
-11,27
Hàn Quốc
12.638.267
18.525.841
12.098.637
-31,78
+4,46
Panama
9.482.343
10.641.817
12.527.236
-10,90
-24,31
Canada
8.096.657
13.439.777
9.225.437
-39,76
-12,24
Nga
7.358.472
7.310.759
6.505.374
+0,65
+13,11
Chi Lê
4.873.159
6.318.982
0
-22,88
*
Nam Phi
4.853.877
5.829.490
4.049.802
-16,74
+19,85
Ôxtrâylia
4.793.242
8.226.455
4.800.044
-41,73
-0,14
Hồng Kông
4.456.261
10.708.726
5.225.880
-58,39
-14,73
Thuỵ Điển
3.761.317
6.418.245
4.158.313
-41,40
-9,55
Achentina
3.513.753
3.006.962
0
+16,85
*
Áo
3.354.334
6.858.934
5.365.306
-51,10
-37,48
Slovakia
3.210.349
4.901.093
0
-34,50
*
Séc
3.172.757
4.214.610
1648278
-24,72
+92,49
Đài Loan
2.992.706
6.949.551
3557526
-56,94
-15,88
Ba Lan
2.972.587
1.837.086
910961
+61,81
+226,31
Đan Mạch
2.243.595
4.166.317
3522563
-46,15
-36,31
Thuỵ Sĩ
2.107.541
3.873.776
1950310
-45,59
+8,06
Ấn Độ
1.983.818
1.536.224
1196868
+29,14
+65,75

Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất

1.808.456
4.314.592
2.126.347
-58,09
-14,95
Malaysia
1.522.101
3.965.654
3.428.666
-61,62
-55,61
Thổ Nhĩ Kỳ
1.474.151
3.075.765
1.964.321
-52,07
-24,95
Indonesia
1.316.150
1.462.065
839.663
-9,98
+56,75
Singapore
1.124.462
2.544.109
1.031.493
-55,80
+9,01
Philippines
1.038.316
1.807.099
899.524
-42,54
+15,43
Thái Lan
960.557
1.688.340
740.756
-43,11
+29,67
Ucraina
886.081
918.771
1.078.713
-3,56
-17,86
Hy Lạp
678.920
3.193.190
1.028.933
-78,74
-34,02
Israel
660.011
1.799.946
0
-63,33
*
Na Uy
645.658
1.477.854
1.841.989
-56,31
-64,95
NewZealand
637.125
1.013.483
0
-37,14
*
Bồ Đào Nha
222.806
385.615
164.967
-42,22
+35,06
Cuba
194.778
83.271
464.053
+133,91
-58,03
Phần Lan
181.777
460.235
471.823
-60,50
-61,47

Năm 2012 được dự báo là một năm đầy khó khăn đối với các doanh nghiệp (DN) da giày: do ảnh hưởng từ sự bất ổn kinh tế từ các quốc gia nhập khẩu (NK). Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng để vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt đồng thời tạo ra sự ổn định lâu dài, các DN không nên quá lo lắng về  sự sụt giảm đơn hàng mà cần tập trung vào việc nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

Thông tin từ nhiều DN da giày tại TP.HCM, Bình Dương cũng cho biết đơn hàng của những tháng đầu năm 2012 có dấu hiệu suy giảm so với cùng kì năm 2011. Nhìn chung hoạt động của các DN đang rât khó khăn. Hiện tại hầu hết các DN mới chỉ có đơn hàng đến hết tháng 2 trong khi ở cũng thời điểm mọi năm các DN đã có đơn hàng đến hết tháng 3, tháng 4, thậm chí nhiều DN đã kí xong đơn hàng cho tháng 6.

Theo nhận định, trong thời gian tới tình hình sẽ còn tiếp tục khó khăn. Những bất ổn của các thị trường NK rất khó dự báo. Hiện tại các DN cũng chưa thể đưa ra một phương án cụ thể cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Theo dự báo của Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso), XK da giày trong năm 2012 sẽ gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng những bất ổn kinh tế từ các thị trường NK, tốc độ tăng trưởng của da giày sẽ tăng trưởng chậm lại ở nhiều thị trường đặc biệt là thị trường châu Âu.

Tuy nhiên, theo ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hội da giày TP.HCM, các DN XK không nên quá lo lắng về chuyện sụt giảm đơn hàng mà nên tập trung cho việc nâng giá trị gia tăng của sản phẩm XK.

 Đây cũng là giải pháp đã mang lại thành công cho nhiều DN trong năm 2011. Ông Kiệt cho rằng, với các  hợp đồng có giá trị cao DN không những nâng được giá trị gia tăng của sản phẩm mà còn tránh được hệ lụy từ việc chống bán phá giá từ các thị trường NK chính.

 Trong phương hướng phát triển của ngành da giày trong năm 2012, Lefaso cũng nhận định, một trong những giải pháp quan trọng cho ngành da giày trong năm nay là phải  tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển của toàn ngành, đổi mới công nghệ quản lý và công nghệ sản xuất, tăng năng suất, chất lượng.

Bên cạnh đó tham gia từng bước đột phá vào khâu thiết kế, tiếp thị ở các thị trường XK, từng bước tạo ra giá trị cao hơn trong chuỗi phân phối của ngành giày – túi xách thế giới.

 Ngoài ra nhằm hỗ trợ cho các DN  thâm nhập và mở rộng thị trường mới, tránh sự phụ thuộc vào một số ít thị trường, Lesfaso cũng đưa ra những kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành về các chính sách hỗ trợ cho các DN XK đối với các thị trường cụ thể như Châu Âu. Mỹ, Brazil.

Đặc biệt Lefaso cũng sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan ban ngành và các tổ chức quốc tế, các khách hàng lớn trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh do XK giày dép vào các nước, trong đó có các chính sách bảo hộ mậu dịch, chống bán phá giá./.  

 (vinanet-T.T)

Nguồn:Vinanet