Theo số liệu của Tổng cục hải quan, 2 tháng đầu năm 2012 kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta đạt 102.345.692 USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính nhập khẩu rau quả của Việt Nam là Trung Quốc, Indonêsia, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hà Lan và Nga chiếm hơn 50% tổng kim ngạch.
Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu rau quả của Việt Nam, 2 tháng đầu năm đạt 25.579.232 USD, tăng 63,38% so với cùng kỳ năm trước và chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng rau quả xuất sang Trung Quốc chủ yếu là chuối khô, dừa quả bóc vỏ, nấm rơm tươi, mít tươi, măng cụt, nhãn tươi và thanh long; trong đó nhãn quả tươi xuất được giá 953,82USD/tấn; dừa quả, thanh long giá xuất là 0,32 và 0,65USD/kg theo phương thức FOB qua cảng Mỹ Tho (Long An) và Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh).
Tham khảo giá rau quả xuất khẩu sang Trung Quốc tuần 3 tháng 2 năm 2012
|
|
|
|
|
Chuối Khô Thái Lát
|
|
$0.14
|
Cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn)
|
|
Dưa chuột 3-6cm muối
|
|
$0.96
|
Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)
|
|
Dừa quả bóc vỏ, 1.180 kg/quả
|
|
$0.32
|
Cảng Mỹ tho (Long An)
|
|
Hoa Hồ điệp khô
|
|
$0.11
|
Cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn)
|
|
Khoai môn sấy khô 100 gr (100gr/gói, 40gói/thùng, 1thùng=4kg)
|
|
$4.71
|
Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh)
|
|
Mít sấy khô 250 gr ( 250gr/gói, 20gói/thùng, 1thùng=5kg)
|
|
$5.28
|
Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh)
|
|
Nấm rơm tươi ngâm muối
|
|
$1.70
|
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
|
|
Nhãn Quả Tươi
|
|
$953.82
|
Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)
|
|
Nước lạc tiên cô đặc
|
|
$3.50
|
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
|
|
Qủa mít tươi
|
|
$0.12
|
Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)
|
|
Quả măng cụt tươi
|
|
$0.85
|
Cửa khẩu Cốc Nam (Lạng Sơn)
|
|
Quả nhãn khô
|
|
$852.00
|
Cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn)
|
|
Trái thanh long tươi
|
|
$0.65
|
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
|
|
Hiện các mặt hàng thanh long, cơm dừa sấy khô, chuối sấy khô đang được xuất khẩu sang thị trường châu Âu và châu Á với số lượng khá lớn. Trong đó, Nhật Bản là quốc gia có nhu cầu nhập khẩu nhiều rau quả từ Việt Nam. Tính đến hết tháng 2, kim ngạch XK rau quả sang thị trường Nhật Bản đạt trên 6,9 triệu USD, tăng 34,9% so với cùng kỳ. Những mặt hàng xuất khẩu chính là tía tô,ớt và cà rốt.
Thị trường EU là thị trường nhập khẩu rau quả truyền thống của Việt Nam trong những năm qua, 2 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 10,2 triệu USD tăng khá so với kim ngạch 3,8 triệu USD xuất khẩu trong tháng 1/2012. Sản phẩm rau quả xuất sang EU ngày càng đa dạng hơn về chủng loại và kích cỡ. Trong năm 2011 có 81 loại rau quả tươi, khô và các dạng chế phẩm từ rau quả được xuất khẩu sang thị trường EU. Trong đó, đáng chú ý là 5 mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất là Dứa, Chanh, thanh long, nấm, cơm dừa và Dưa chuột. Kim ngạch xuất khẩu của 5 mặt hàng này sang thị trường EU năm 2011 đạt 38,8 triệu USD, chiếm 51% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta đạt 102.345.692 USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước.
Số liệu xuất khẩu rau quả 2 tháng năm 2012
THỊ TRƯỜNG
|
|
|
% tăng giảm T2/2012 so với T1/2012
|
% tăng giảm 2T so với cùng kỳ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TRUNG QUỐC
|
|
|
|
|
IN ĐÔ NÊ XI A
|
|
|
|
|
NHẬT BẢN
|
|
|
|
|
HOA KỲ
|
|
|
|
|
HÀ LAN
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XINH GA PO
|
|
|
|
|
MALAIXIA
|
|
|
|
|
THÁI LAN
|
|
|
|
|
CA NA ĐA
|
|
|
|
|
ĐÀI LOAN
|
|
|
|
|
HÀN QUỐC
|
|
|
|
|
Ô X TRÂY LIA
|
|
|
|
|
ITALIA
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HỒNG CÔNG
|
|
|
|
|
CAMPUCHIA
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TIỂU VƯƠNG QUỐC ARẬP THỐNG NHẤT
|
|
|
|
|
UCRAINA
|
|
|
|
|
CÔ OÉT
|
|
|
|
|
Do nhu cầu thị trường thế giới tăng mạnh, dự báo lượng nhập khẩu rau quả tại các thị trường sẽ tiếp tục ổn định và không bị ảnh hưởng xấu bởi sự suy thoái của kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, nhu cầu thay đổi khẩu vị của người Mỹ gốc Âu và nhu cầu tiêu thụ món ăn truyền thống của một bộ phận người Mỹ gốc Á, gốc Phi sẽ khiến cho xu hướng tiêu dùng các sản phẩm rau quả nhiệt đới ngày càng tăng tại Mỹ trong thời gian tới. Xu hướng tiêu dùng nông sản của thế giới tăng cao là một lợi thế lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam. Hiệp hội Rau quả Việt Nam đã khuyến cáo doanh nghiệp và các hộ trồng rau quả phải thực hiện việc “Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn GAP” để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các nhà nhập khẩu.
(Vinanet)
Nguồn:Vinanet