menu search
Đóng menu
Đóng

Kim ngạch xuất khẩu sang Đức 7 tháng đầu năm tăng 43,1% so với cùng kỳ

11:43 29/08/2011

CHLB Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt nam trong khối EU. Theo số liệu thống kê, 7 tháng đầu năm 2011 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Đức đạt 1,7 tỷ USD, tăng 43,1% so với cùng kỳ năm 2010.
 
 

VINANET - CHLB Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt nam trong khối EU. Kim ngạch thương mại hai chiều liên tục tăng trong những năm gần đây. Tuy nhiên năm 2009 tổng kim ngạch XNK hai phía đạt 3.474,7  triệu USD, giảm nhẹ so với năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng đến năm 2010 lại tăng lên 4.115,13 triệu USD. Theo số liệu thống kê, 7 tháng đầu năm 2011 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Đức đạt 1,7 tỷ USD, tăng 43,1% so với cùng kỳ năm 2010.

Những mặt hàng chủ yếu của Việt nam sang Đức là hàng dệt may, giầy dép, cà phê, thủy sản và các mặt hàng sành sứ, gốm. Trong đó mặt hàng dệt may đạt kim ngạch cao từ đầu năm đến hết tháng 7 với 349,7 triệu USD, chiếm 19,6% thị phần, trong đó tính riêng tháng 7 Việt Nam đã xuất khẩu 281,2 triệu USD hàng dệt may sang Đức, tăng 6,42% so với tháng 6/2011. Kế đến là mặt hàng giày dép với kim ngạch đạt trong tháng là 44,8 triệu USD, tăng 4,82% so với tháng liền kề trước đó, nâng kim ngạch xuất khẩu giày dép sang Đức 7 tháng đầu năm lên 230,8 triệu USD.

Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Đức tháng 7, 7 tháng năm 2011

ĐVT: USD

 

KNXK T6/2011

KNXK T7/2011

KNXK 7T/2011

% tăng giảm KN so T6/2011

Tổng kim ngạch

264.336.459

281.293.797

1.783.656.739

6,42

Hàng dệt, may

68.513.699

72.254.339

349.764.444

5,46

Giày dép các loại

42.773.972

44.835.889

230.880.598

4,82

điện thoại các loại và linh kiện

 

24.565.628

205.298.477

*

Cà phê

16.073.886

12.612.332

201.768.611

-21,54

Hàng thuỷ sản

21.293.046

19.486.718

143.016.731

-8,48

Cao su

10.186.775

14.782.890

68.707.486

45,12

Gỗ và sản phẩm gỗ

6.728.675

5.865.289

64.393.145

-12,83

Sản phẩm từ chất dẻo

9.273.249

8.547.879

56.544.210

-7,82

Túi xách, ví, vali, mũ và ôdù

8.727.821

8.931.041

52.211.201

2,33

Sản phẩm từ sắt thép

6.119.877

7.901.653

46.574.287

29,11

Hạt tiêu

7.465.133

4.317.665

46.149.273

-42,16

máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

5.275.348

5.550.511

33.981.281

5,22

Phương tiện vân tải và phụ tùng

590.016

12.900.008

27.222.060

2,086,38

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

4.606.832

4.195.438

24.673.062

-8,93

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

1.826.685

1.885.047

15.553.200

3,19

Sản phẩm gốm, sứ

1.513.195

1.320.316

13.789.020

-12,75

Máy ảnh, máyquay phim và linh kiện

1.292.284

1.129.870

11.148.268

-12,57

Hạt điều

932.950

2.321.780

10.371.003

148,86

Sản phẩm từ cao su

1.035.405

1.054.520

8.435.016

1,85

hàng rau quả

1.078.191

620.360

6.216.134

-42,46

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

755.088

479.772

5.615.507

-36,46

Sản phẩm hóa chất

1.093.936

103.642

2.732.582

-90,53

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

371.948

457.736

2.725.568

23,06

Chè

250.320

465.888

2.326.154

86,12

Giấy và các sản phẩm từ giấy

75.898

114.383

1.691.780

50,71

Sắt thép

82.925

33.890

465.569

-59,13

Là một thành viên của EU, Đức áp dụng chính sách thương mại chung của EU đối với Việt nam. Theo đó, nhiều chủng loại hàng hoá của Việt nam được hưởng thuế suất ưu đãi GSP (trừ một số hàng nông sản trong đó có gạo). Chỉ có một số ít các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế còn áp dụng, bao gồm:  

•    Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cao đối với hàng thuỷ sản (theo quy định của EU đối với tất cả các nguồn thủy sản nhập khẩu)
•    Giấy phép đối với gạo và thuốc chữa bệnh.
•    Kiểm tra kép đối với các sản phẩm giầy dép  (nhằm mục đích chống gian lận thương mại, đề phòng các trường hợp giầy dép của các nước khác xuất sang EU nhưng dùng C/O Việt nam giả để được hưởng thuế suất ưu đãi GSP).

Bên cạnh đó, thái độ và chính sách của Đức đối với cộng đồng doanh nhân người Việt tại Đức tương đối thuận lợi. Mặc dù kim ngạch XNK với Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng giá trị kim ngạch ngoại thương của Đức, nhưng Đức vẫn coi Việt Nam là một thị truờng tiềm năng và là bạn hàng quan trọng trong tương lai gần.

Đức là một thị trường rất lớn, phát triển bền vững và có chính sách thương mại mở.  Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang Đức còn rất nhỏ bé so với các nước khác trong khu vực nhưng tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt khá.    

Trong các nước EU và kể cả toàn châu Âu, Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch ngoại thương Việt - Đức đóng góp 28% kim ngạch ngoại thương Việt Nam – EU. Nhiều doanh nghiệp Việt nam đã tham gia thường kỳ các triển lãm, hội chợ quốc tế tại Đức như Anuga Colonge, Tendence, Koblenz, Resale Frankfurt, EXPO Hannover. Thông qua các hội chợ, triển lãm này các doanh nghiệp Việt nam đã thiết lập được nhiều quan hệ bạn hàng, ký được nhiều hợp đồng với các nhà nhập khẩu Đức cũng như với các doanh nhân nước ngoài khác. Đứng đầu các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Đức là giầy dép. Tiếp theo là hàng dệt may, cà phê, hàng thủ công mỹ nghệ, thủy sản, máy vi tính và linh kiện,…

 Ngược lại, Đức cũng là nguồn cung cấp nhiều máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến cho chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt nam. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu nhiều tân dược, chất dẻo và nguyên liệu công nghiệp từ Đức. Mặc dù nhập khẩu từ Đức nhiều, Việt Nam vẫn liên tục xuất siêu, năm sau cao hơn năm trước nhờ xuất khẩu đạt khá.

Các địa chỉ cần thiết:

-    Đại sứ quán và Thương vụ:     http://www.vietnambotschaft.org

-    Phòng TM &CN Đức:             http://www.dihk.de

-    Các hội chợ triển lãm ở Đức & Châu Âu: http://www.auma

-    Hiệp hội kinh doanh dệt may:    http://www.bte.de

-    Hiệp hội máy móc thiết bị LB Đức:   http:// www.vdma.de

-    Hiệp hội buôn bán KD Ngoại thương:  http:// www.bga.de

-    Tìm kiếm thông tin Đức:   http://www.german-business.de

Nguồn:Vinanet