(VINANET) - Theo số liệu từ TCHQ Việt nam, xuất khẩu thép năm 2011 tăng cao đột biến với 1,8 triệu tấn, tăng gần 44,02% so với năm 2010 với kim ngạch đạt 1,6 tỷ USD, tăng 60,23%.
Trong số các sản phẩm thép xuất khẩu, phôi thép xuất khẩu đạt 285,6 nghìn tấn, tăng cao nhất do tiêu thụ phôi thép trong nước giảm mạnh khi các nhà máy sản xuất thép lò điện giảm công suất sản xuất.
Cùng với phôi thép, các sản phẩm ống thép, cuộn cán nguội, thép không gỉ, thép thanh, tráng tôn mạ kẽm cũng có kim ngạch xuất khẩu tăng rõ rệt so với năm 2010. Điều này chứng tỏ, thép VN bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường thế giới.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), với thực tế nguồn cung thép trong nước hiện đã vượt nhu cầu gần gấp đôi, xuất khẩu thép tăng là dấu hiệu đáng mừng giúp thu hẹp khoảng cách nhập siêu sản phẩm thép của các năm trước đây, đồng thời tạo đầu ra cho sản phẩm thép sản xuất trong nước khi tiêu thụ nội địa giảm mạnh do đình hoãn giãn tiến độ đầu tư các công trình. Chín tháng qua, xuất khẩu thép đã đạt 1,3 tỷ USD.
Thị trường chính xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2011 là các thị trường Cămpuchia, Indonesia, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Ấn Độ… Đứng đầu là thị trường Cămphuchia với 417,9 nghìn tấn, trị giá 325,5 triệu USD, tăng 52,07% về lượng và tăng 70,14% về trị giá so với năm 2010.
Nhìn chung, năm 2011, xuất khẩu sắt thép các loại đều tăng trưởng ở hầu khắp các thị trường, chỉ có một số thị trường giảm như Trung Quốc (giảm 31,96% về lượng và 27,86% về trị giá); Đài Loan (giảm 50,51% về lượng và giảm 28,82% về trị giá); Hoa Kỳ (giảm 11,64% về trị giá, nhưng lượng lại tăng 12,34); Ôxtraylia (giảm 88,97% về lượng, nhưng tăng 39,14% về trị giá) và Ai cập, Thụy sỹ giảm lần lượt 31,9%, 98,45% về lượng và 36,85% , 91,85% về trị giá.
Đáng chú ý, trong năm 2011, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam sang thị trường Anh lại tăng trưởng vượt bậc cả về lượng và trị giá so với năm 2010. Năm 2011 Việt nam chỉ xuất khẩu 19,3 nghìn tấn sắt thép sang Anh, trị giá 16 triệu USD, nhưng tăng 36349,06% về lượng và tăng 25.5888,08% về trị giá.
Sang năm 2012, do nền kinh tế thế giới nói chung và VN nói riêng tiếp tục gặp nhiều khó khăn nên sức tiêu thụ của thị trường thép không lớn. Thêm vào đó, do phải hội nhập kinh tế thế giới sâu hơn nên năm 2012, hàng rào thuế quan của VN phải giảm dần theo lộ trình cam kết WTO và AFTA, thép nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước trong khu vực ASEAN với ưu thế giá rẻ sẽ càng tạo thêm áp lực cạnh tranh. Do đó, trong năm 2012, bên cạnh việc chú trọng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, liên kết tạo nên sức mạnh cạnh tranh trên thị trường, DN cũng tích cực tìm kiếm thị trường xuất khẩu tiềm năng trong khu vực cũng như trên thế giới để tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, Chính phủ cần có các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định tỉ giá, giảm lãi suất, đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu nguyên vật liệu, giảm nhập khẩu những mặt hàng trong nước có thể sản xuất và ưu tiên cung ứng điện ổn định và liên tục cho các đơn vị sản xuất phôi thép để giúp DN.
Thị trường xuất khẩu sắt thép các loại năm 2011
ĐVT: lượng (tấn); Trị giá (USD)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Indonesia
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiểu vương quốc Arập thống nhất
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nguồn:Vinanet