menu search
Đóng menu
Đóng

Nhập khẩu nguyên liệu dệt may, da giày tiếp tục tăng

15:46 03/12/2014

Kim ngạch nhập khẩu nhóm nguyên phụ liệu dệt may, da, giày tháng 10/2014 trị giá 444,99 triệu USD, tăng 12,87% so tháng 9/2014. Tính chung 10 tháng trị giá nhập khẩu là 3,91 tỷ USD, tăng 26,69% so với 10 tháng năm 2013.

(VINANET) Kim ngạch nhập khẩu nhóm nguyên phụ liệu dệt may, da, giày trong tháng 10/2014 trị giá 444,99 triệu USD, tăng 12,87% so với tháng 9/2014 và cũng tăng 26,42% so với cùng tháng năm 2013. Tính đến hết tháng 10/2014, trị giá nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày của cả nước là 3,91 tỷ USD, tăng 26,69% so với 10 tháng năm 2013.

Trong 10 tháng năm 2014, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc với 1,29 tỷ USD, chiếm 32,91% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, tăng 29,5%; tiếp theo là Hàn Quốc 655,35 triệu USD, chiếm 16,76%, tăng 12,37%; Đài Loan 410,61 USD, chiếm 10,5%, tăng 17,91%; Hoa Kỳ 219,73 triệu USD, chiếm 5,62%, tăng 46,89% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, nhập khẩu nguyên liệu dệt may, da giày vào Việt Nam 10 tháng đầu năm 2014 từ đa số các thị trường đều tăng kim ngạch so với 10 tháng năm 2013; trong đó nhập khẩu tăng mạnh từ các thị trường như: Braxin (tăng 179,85%, đạt 142,89 triệu USD), Australia (tăng 97,53%, đạt 31,83 triệu USD), Hà Lan (tăng 54,07%, đạt 2,28 triệu USD). Ngược lại, nhập khẩu sụt giảm mạnh các thị trường từ Ba Lan, Singapore và Áo với mức giảm tương ứng 41,95%, 47,72% và 43,75% so với cùng kỳ.

Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa của ngành Da giày mới chỉ chiếm 40 - 45% (chủ yếu là đế giầy và chỉ khâu), trong khi nguyên liệu quan trọng nhất là da thuộc và da nhân tạo vẫn phải nhập khẩu. Đối với da thuộc thành phẩm, tỷ lệ nội địa hóa dưới 30%. Phần lớn nguyên liệu mũ giầy vẫn phải nhập khẩu… Việt Nam chỉ cung ứng được vải cho sản xuất loại giầy vải cấp thấp, các chủng loại vải cao cấp đều phải nhập khẩu. Theo Phó Chủ tịch LEFASO Diệp Thành Kiệt, ngành da giầy mới chỉ chủ động được 30% nguyên liệu da thuộc. Với mức độ phụ thuộc khoảng 70%, mỗi năm ngành da giầy nhập khẩu từ 1,1 - 1,5 tỷ USD da thuộc cho sản xuất hàng xuất khẩu.

Ngoài ra, hầu hết máy móc thiết bị sản xuất sử dụng trong ngành đều phải nhập khẩu. Ngành còn thiếu năng lực kỹ thuật và thiết kế để xây dựng thương hiệu và các dây chuyền sản phẩm. Bên cạnh đó, mặc dù chi phí lao động thấp nhưng đại bộ phận công nhân đều có tay nghề hạn chế, năng suất lao động thấp. Ông Diệp Thành Kiệt nhận định, nếu không thể gia tăng giá trị và sản lượng ở phân khúc thiết kế, nghiên cứu tạo sản phẩm mới; tạo năng lực sản xuất; phân phối sản phẩm thì 5 năm nữa ngành sẽ không thể tăng trưởng được.

Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu dệt may, da giày tháng10 và 10 tháng năm 2014. ĐVT: USD

Thị trường

 T10/2014

 10T/2014

 T10/2014 so T9/2014(%)

T10/2014 so T10/2013(%)

10T/2014 so cùng kỳ(%)

Tổng kim ngạch

       444.993.486

       3.909.338.014

+12,87

+26,42

+26,69

Trung Quốc

        146.247.635

        1.286.748.153

+15,46

+38,97

+29,50

Hàn Quốc

          69.234.184

           655.347.915

+36,72

+3,17

+12,37

Đài Loan

          46.673.047

           410.613.814

-0,17

+8,87

+17,91

Hoa Kỳ

          25.575.085

           219.728.154

-8,09

+120,66

+46,89

Nhật Bản

          20.952.581

           186.452.374

+48,86

+2,29

+9,18

Hồng Kông

          22.630.817

           183.897.212

+26,69

-4,46

-1,81

Thái Lan

          17.859.015

           157.037.573

+7,09

+20,83

+32,78

Italia

          16.031.965

           156.123.878

+25,60

+6,69

+42,50

Braxin

          26.538.188

           142.886.003

+26,60

+602,45

+179,85

Ấn Độ

          10.555.378

             97.372.682

+5,93

-20,19

+34,58

Achentina

            3.626.255

             40.315.536

-53,26

-14,27

+20,88

Indonesia

            3.665.543

             32.067.289

-16,46

+1,90

-20,34

Australia

            2.533.578

             31.834.396

-57,38

+87,21

+97,53

NewZealand

            3.992.864

             29.144.800

+20,71

-31,50

-0,12

Đức

            3.051.467

             26.282.516

+19,77

+73,58

+12,12

Malaysia

            2.581.798

             24.501.277

-7,18

+5,26

+19,67

Pakistan

            3.090.782

             21.775.459

+21,21

+52,01

+32,33

Tây Ban Nha

            1.424.930

             15.967.475

-1,52

-33,26

+16,08

Anh

            1.514.211

             13.332.164

-51,89

-1,46

+10,70

Pháp

               684.806

               5.716.891

+41,17

-0,65

-10,63

Ba Lan

            1.034.549

               3.307.669

+208,06

+27,93

-41,95

Canada

                        -  

               2.395.613

*

*

-9,85

Hà Lan

               152.647

               2.275.215

-15,66

-8,80

+54,07

Singapore

               131.073

               1.308.894

-36,82

-55,14

-47,72

Áo

                 20.936

                  667.772

-72,73

-15,21

-43,75

Nguồn: Lefaso

Nguồn:Tin tham khảo