Theo số liệu thống kê của TCHQ, 10 tháng đầu năm nay Việt Nam đã nhập khẩu 3,4 triệu tấn phân bón các loại, trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 39,6% về lượng và tăng 75,66% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010.
Nếu như tháng 7/2011 lượng phân bón nhập 375,1 nghìn tấn thì sang đến tháng nhập khẩu mặt hàng này giảm nhẹ, giảm 6,2%, tương đương với 353,4 nghìn tấn. Tuy nhiên, sang đến tháng 9, lượng nhập khẩu phân bón tăng so với tháng 8, tăng 28,8%, với 455,3 nghìn tấn. Xu hướng nhập khẩu tiếp tục tăng cho đến tháng 10 với 458 nghìn tấn, tăng 0,59% với kim ngạch 200,5 triệu USD, tăng 0,26% về trị giá so với tháng 9.
Chủng loại phân bón nhập khẩu trong 10 tháng năm 2011
ĐVT: Lượng(tấn); Trị giá (USD)
Tổng nhu cầu urea trên thị trường trong 02 tháng cuối năm dự kiến vào khoảng 410.000 tấn, trong đó tập trung chủ yếu ở thị trường chính là Tây Nam Bộ (300.000 tấn). Hiện tại ở khu vực này, vụ Hè Thu đã kết thúc. Tuy nhiên, do bị ngập lũ đặc biệt ở vùng tứ giác Long Xuyên nên vụ Đông Xuân sẽ đến muộn, nhu cầu phân bón hiện đang trong giai đoạn thấp điểm. Lượng phân bón tồn lưu thông trên thị trường ở mức cao, riêng phân đạm khoảng hơn 200 ngàn tấn, trong đó một nửa là đạm Phú Mỹ.
Dự kiến nguồn cung urea bao gồm cả lượng hàng tồn, sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nay tới cuối năm sẽ vào khoảng 600.000 tấn, đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.
Ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), năm 2012 cả nước cần nhập khẩu 2,63 triệu tấn phân bón để đảm bảo nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
Bộ NN&PTNT cho biết, năm 2011 ước tính cả nước sản xuất đạt 5,64 triệu tấn phân bón. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, lượng phân bón nhập khẩu (NK) khoảng 3,63 triệu tấn. Từ nay đến cuối năm nếu không có biến động gì lớn về tình hình phân bón thế giới, với lượng NK và sản xuất như hiện nay sẽ đủ phân bón cho vụ Đông Xuân ở miền Bắc và các tỉnh Nam bộ.
Năm 2012, nhu cầu phân bón cả nước khoảng 9,88 triệu tấn. Khả năng sản xuất trong nước theo tính toán của Bộ Công Thương là 7,25 triệu tấn. Như vậy nhu cầu phân bón còn thiếu cần phải NK vào khoảng 2,63 triệu tấn.
Bộ Công Thương cho biết, sản lượng phân urê tháng 10 đạt trên 91.000 tấn, đưa sản lượng urê 10 tháng đạt trên 827.000 tấn, tăng 0,2% so với cùng kỳ. Phân lân đạt gần 112.000 tấn đưa sản lượng 10 tháng đạt gần 1,3 triệu tấn, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Phân NPK tháng 10 đạt trên 165.000 tấn đưa sản lượng 10 tháng ước đạt trên 1,6 triệu tấn, tăng 20% so với cùng kỳ.
Trong khi nguồn cung sản xuất phân bón tăng thì nhu cầu sử dụng phân bón đang có xu hướng giảm do miền Bắc đang trong giai đoạn thu hoạch lúa vụ mùa, các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung đang trong mùa mưa lũ nên nhu cầu phân bón chưa cao. Hiện giá phân bón trên thị trường trong nước giảm 100-150 đồng/kg so với tháng 9. Giá phân urê thị trường miền Bắc ổn định ở mức 10.100 đồng/kg.
Đặc biệt, cùng với Nhà máy đạm Phú Mỹ, Nhà máy đạm Cà Mau sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2011 sẽ nâng tổng sản lượng đạm urê sản xuất trong nước lên 1,5 triệu tấn/năm, góp phần đảm bảo 60% nhu cầu đạm urê trong nước và giúp bình ổn thị trường phân bón những tháng cuối năm.
Về thị trường nhập khẩu:
Trong 10 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu phân bón từ các thị trường như Trung quốc, Philippine, Nhật Bản, Canada, Nga, Hàn Quốc… Trong đó, Trung Quốc là thị trường chính với lượng nhập 1,6 triệu tấn, trị giá 680,1 triệu USD, chiếm 48,7% tỷ trọng, tăng 57,97% về lượng và tăng 99,95% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010.
Chủng loại phân bón nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Trung Quốc là phân Ure với đơn giá giao động từ 425-430 USD/tấn, tại cửa khẩu Móng Cái; Phân DAP có đơn giá từ 580-624,3 USD/tấn..
Chủng loại phân bón nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc trong tháng 10/2011
|
|
|
|
Phân đạm SA (Ammonium sulphate) (NH4)2SO4.N>=20.5%;S>=24%.Đóng bao quy cách 50kg/bao TQSX
|
|
|
Cửa khẩu Lao Cai (Lao Cai)
|
Phân đạm UREA.Công thức hóa học(NH2)2CO Hàm lợng Niơ>=46,0%.Trên bao bì ghi nhãn hiệu chữ Trung Quốc.Hàng đóng gói đồng nhất 50Kg/bao.
|
|
|
Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh)
|
Phân Mono Ammonium Phosphate(MAP). N >=10%. P205 >= 50%. Đóng bao quy cách 50kg/bao. TQSX
|
|
|
Cửa khẩu Bát Sát (Lao Cai)
|
Phân DAP, công thức hóa học (NH4)2H2PO4, Hàm lợng N>=18%, P2O5>=46%)trọng lợng tịnh: 50 kg/bao. Tổng 4.800 bao.
|
|
|
Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh)
|
Phân DAP (NH4)2H2PO4, N >= 18%, P2O5 >= 46%. Đóng bao 50kg/bao. Do TQSX
|
|
|
Cửa khẩu Bát Sát (Lao Cai)
|
Phân Bón COMPOUND NPK 12-12-17 + TE (KAKA)
|
|
|
|
Nguyên liệu sản xuất phân bón HUMIC ACID 50-60%. Hàng mới 100%
|
|
|
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
|
Phân Đạm SA ,(NH4)2SO4 Ammonium sulphate N>=20.5% ,S>=24%,đóng bao quy cách 50kg/bao TQSX
|
|
|
Cửa khẩu Lao Cai (Lao Cai)
|
Phân đạm UREA, công thức hoá học (NH2)2CO, hàm lợng Nitơ >=46%. trọng lợng tịnh: 50 kg/bao. Tổng 20.000 bao.
|
|
|
Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh)
|
Phân MAP ; N>= 10% ; độ ẩm <= 2% ; đóng bao 50 kg/bao do TQSX
|
|
|
Cửa khẩu Bát Sát (Lao Cai)
|
|
|
|
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
|
Phân DAP, công thức hóa học (NH4)2H2PO4, Hàm lợng N>=18%, P2O5>=46%)trọng lợng tịnh: 50 kg/bao. Tổng 6.000 bao.
|
|
|
Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh)
|
Tuy đứng thứ hai sau Trung Quốc, nhập khẩu phân bón từ Philippine lại có sự tăng trưởng mạnh hơn cả, với 294,1 nghìn tấn, trị giá 140 triệu USD, tăng 127,41% về lượng và tăng 205,11% về trị giá so với 10 tháng năm 2010.
Ngoài hai thị trường chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác nữa như: Nhật Bản, Canada, Nga, Hàn quốc, Đài Loan... với kim ngạch đạt lần lượt 41,2 triệu USD; 81,6 triệu USD, 65,6 triệu USD, 28 triệu USD, 19,1 triệu USD...
Thị trường nhập khẩu phân bón 10 tháng năm 2011
ĐVT: Lượng (tấn); Trị giá (USD)
Nguồn:Vinanet