(VINANET) - Bốn tháng đầu năm nay, cả nước đã nhập khẩu trên 1 triệu tấn phân bón các loại, trị giá 441,2 triệu USD, tăng 22,28% về lượng và tăng 13,21% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012.
Các chủng loại phân bón được nhập về trong thời gian nầy là SA, Kali, DAP, NPK và Ure trong đó phân SA chiếm tỷ trọng lớn 23,7%, với lượng được nhập về nhiều nhất 306,4 nghìn tấn, trị giá 63,2 triệu USD, tăng 15,6% về lượng và lại giảm 1,95% về trị giá so với cùng kỳ.
Trong tháng 4/2014, phân SA chủ yếu được nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, với đơn giá 165-189 USD/tấn, với phương thức thanh toán DAF, DAP, CFR tại các cửa khẩu Lào Cai, Hữu Nghị và cảng Cát Lái.
Tham khảo giá nhập khẩu phân SA trong tháng 4/2013
|
Đơn giá (USD/tấn)
|
Thị trường
|
Cảng, cửa khẩu
|
PTTT
|
Đạm SA {Ammonium sulphate (NH4)2SO4}, N>=20,5% (Nitrogen Content), S>=24%. Hàng được đóng đồng nhất 50 kg/bao. Hàng mới 100% do Trung Quốc sản xuất.
|
176
|
China
|
Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn)
|
DAF
|
Phân đạm SA (AMMONIUMSULPHATE) (NH4)2SO4, N>=20.5%, S>=24%, hàng Đóng 50kg/bao, do TQSX
|
165
|
China
|
Cửa khẩu Lao Cai (Lao Cai)
|
DAP
|
Phân SA (Ammonium Sulphate) Hàng bao 50kg/bao
|
189
|
China
|
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
|
CFR
|
Phân bón S A. AMMONIUM SULFATE. TP: NITROGEN: 21% (+/- 0.5%). MOISTURE: 0.5% MAX. SULPHUR: 24% MIN. COLOUR: WHITE
|
235,54
|
Taiwan
|
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
|
CFR
|
Phân Kali – chủng loại được nhập về nhiều đứng thứ hai sau SA với 254,9 nghìn tân, trị giá 117,3 triệu USD, tăng 16,66% về lượng và 1,14% về trị giá so với 4 tháng năm 2012.
Tháng 4/2013, phân Kali được nhập khẩu nhiều từ thị trường Israel với giá 443 USD/tấn, tại cảng Qui Nhơn (Bình Định), CFR.
Nhập khẩu phân kali tháng 4/2013
Chủng loại
|
Đơn giá (USD/tấn)
|
Thị trường
|
Cảng, cửa khẩu
|
PTTT
|
Phân bón Kali trắng,hàng đóng trong bao (1.35 tấn /bao).
|
242
|
Chile
|
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
|
CFR
|
Phân bón Kaly(MOP) K20>=59%; moisture<=1%
|
370
|
Laos
|
Cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình)
|
DAP
|
Phân Kali (MOP) Hàng xá
|
480
|
Germany
|
ICD Phước Long Thủ Đức
|
CFR
|
Phân bón kali ( mop granular), K2O=61% Min. Hàng đăng ký kiểm tra chất lợng nhà nớc số.0205
|
443
|
Israel
|
Cảng Qui Nhơn (Bình Định)
|
CFR
|
Phân bón Kaly (MOP) K20>=60%; Moisture<=1%
|
380
|
Laos
|
Cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình)
|
DAP
|
Kế đến là phân DAP với 228,5 nghìn tấn, trị giá 123,1 triệu USD, tưng 43,19% về lượng và tăng 34,93% về trị giá. Đáng chú ý, tuy phân NPK chỉ nhập khẩu 141,4 nghìn tấn, trị giá 69,2 triệu USD nhưng lại có sự tăng trưởng vượt lên hơn cả tăng, tăng 130,58% về lượng và tăng 127,83% về trị giá.
Phân ure – chủng loại được nhập về ít nhất, chỉ với 63,6 nghìn tấn, trị giá 23,6 triệu USD giảm 20,36% về lượng và giảm 28,23% về trị giá so với cùng kỳ.
Chủng loại phân bón nhập khẩu 4 tháng 2013
ĐVT: Lượng (tấn); Trị giá (USD)
|
4T/2013
|
4T/2012
|
% so sánh
|
lượng
|
trị giá
|
lượng
|
trị giá
|
lượng
|
trị giá
|
Phân bón
|
1.082.181
|
441.248.138
|
884.973
|
389.747.355
|
22,28
|
13,21
|
Phân SA
|
306.498
|
63.264.458
|
265.141
|
64.519.882
|
15,60
|
-1,95
|
Phân Kali
|
254.934
|
117.375.449
|
218.533
|
116.056.548
|
16,66
|
1,14
|
Phân DAP
|
228.558
|
123.111.994
|
159.617
|
91.239.586
|
43,19
|
34,93
|
Phân NPK
|
141.484
|
69.207.747
|
61.359
|
30.377.468
|
130,58
|
127,83
|
Phân Ure
|
63.671
|
23.688.674
|
79.953
|
33.004.314
|
-20,36
|
-28,23
|
(Nguồn số liệu: TCHQ)
Tại Hội nghị “Cục diện thị trường và định hướng quản lý nhà nước về phân bón” do Bộ Công Thương tổ chức ngày 27/5 vừa qua cho biết, sau nhiều năm nỗ lực phát triển, ngành phân bón đã cơ bản đáp ứng tới 80% nhu cầu tiêu thụ phân bón cho hoạt động sản xuất nông nghiệp trong nước. Riêng mặt hàng phân urê đã được xuất khảu ra nhiều nước trong khu vực như Myanmar, Cămpuchia…
Hiện nước ta có khoảng 300 cơ sở sản xuất phân bón, trong số đó có một số doanh nghiệp lớn, có thương hiệu như Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (thương hiệu Đạm Phú Mỹ), Công ty TNHH MTV Dầu khí Cà Mau (thương hiệu Đạm Cà Mau), Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình (thương hiệu Đạm Ninh Bình)...
Đặc biệt với mặt hàng phân lân, năng lực sản xuất phân lân của các doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu về số lượng và chất lượng cho sản xuất nông nghiệp với công suất bình quân 2 triệu tấn/năm.
Đối với mặt hàng phân urê, tổng năng lực sản xuất trong nước dự kiến năm 2013 đạt khoảng 2,2 triệu tấn, đáp ứng được 100% nhu cầu trong nước và bắt đầu cho phép xuất khẩu, bao gồm nhà máy phân đạm Hà Bắc có công suất 180 nghìn tấn urê/năm, nhà máy Phú Mỹ có công suất khoảng 800 nghìn tấn urê/năm; nhà máy đạm Cà Mau có công suất 800 ngàn tấn/năm; nhà máy Ninh Bình có công suất 560 ngàn tấn/năm.
Với phân DAP, hiện nhà máy sản xuất DAP số 1 tại Hải Phòng có công suất thiết kế 330 nghìn tấn/năm đã đi vào hoạt động đáp ứng được khoảng 35% nhu cầu trong nước. Nhà máy DAP số 2 với công suất 330 nghìn tấn/năm tại Lào Cai cũng đang được triển khai xây dựng, dự kiến năm 2014 đi vào hoạt động, góp phần đáp ứng khoảng 80% nhu cầu trong nước. Và với phân NPK, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước hiện đạt khoảng trên 3 triệu tấn/năm, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.
Theo quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối mặt hàng phân bón giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2025 (tại Quyết định số 6868/QĐ-BCT ngày 27/12/2010), đến năm 2015 cơ bản nguồn cung phân bón trong nước sẽ được chủ động 100% phân Urê, NPK, Lân; trên 70-80% phân DAP, Kali; trên 30% SA – một loại đạm hàm lượng thấp có thể thay thế bằng urê.
Do năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng đối với các loại phân bón như SA, Kali và một phần DAP hiện cả nước vẫn nhập khẩu khoảng 2,3 triệu tấn phân bón; chủ yếu là 3 loại trên.
Nguồn:Vinanet