(VINANET) -Trong 5 tháng đầu năm 2013, Việt Nam nhập khẩu phân bón từ 14 thị trường trên thế giới. Nhìn chung, trong thời gian này, nhập khẩu phân bón đều tăng trưởng cả về lượng và trị giá ở hầu khắp các thị trường, số thị trường giảm chỉ chiếm 28,5%, bao gồm các thị trường: Nhật Bản (giảm 3,39% về lượng và giảm 10,82% về trị giá); Hoa Kỳ (giảm 23,44% về lượng và giảm 25,02% về trị giá) thị trường có sự sụt giảm mạnh; Malaixia (giảm 8,24% về trị giá, nhưng lại tăng 0,73% về lượng).
Trong số các thị trường cung cấp mặt hàng phân bón cho Việt Nam, thì Trung Quốc là thị trường chính, chiếm 41,9% tổng lượng phân bón nhập khẩu, tương đương với 638 nghìn tấn, trị giá 246,3 triệu USD, tăng 20,37% về lượng và tăng 6,96% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012. Tính riêng tháng 5/2013, Việt Nam nhập phân bón từ thị trường này 185,5 nghìn tấn, trị giá 66,9 triệu USD, tăng 22,3% về lượng và tăng 23,4% về trị giá so với tháng liền kề trước đó.
Góp phần làm tăng trưởng mặt hàng phân bón nhập khẩu là các thị trường Phippine (tăng 28,77% về lượng và tăng 34,55% về trị giá); Nga (tăng 89,93% về lượng và tăng 78,14% về trị giá ).
Đáng chú ý nhập khẩu phân bón từ thị trường Hàn Quốc tuy chỉ có 92,8 nghìn tấn, trị giá 27,8 triệu USD – nhưng lại là thị trường có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng 192,87% về lượng và tăng 210,35% về trị giá so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó nhập khẩu phân bón từ thị trường Thái Lan với kim ngạch khiếm tốn 3,3 triệu USD, với trên 3 nghìn tấn, nhưng lại là thị trường có sự tăng trưởng chỉ đứng thứ hai sau thị trường Hàn Quốc, tăng 123,04% về lượng và tăng 115,78% về trị giá so với cùng kỳ năm 2102.
Thống kê thị trường nhập khẩu phân bón 5 tháng 2013
Thị trường
|
NK 5T/2013
|
NK 5T/2012
|
% so sánh
|
Lượng (tấn)
|
Trị giá (USD)
|
Lượng (Tấn)
|
Trị giá (USD)
|
Lượng
|
Trị giá
|
Kim ngạch
|
1.520.818
|
622.099.102
|
1.147.975
|
511.179.004
|
32,48
|
21,70
|
Trung Quốc
|
638.071
|
246.330.706
|
530.091
|
230.297.281
|
20,37
|
6,96
|
Philippin
|
138.237
|
67.682.578
|
107.348
|
50.302.670
|
28,77
|
34,55
|
Canada
|
102.267
|
47.625.855
|
84.506
|
45.815.089
|
21,02
|
3,95
|
Nga
|
97.980
|
45.782.541
|
51.588
|
25.700.677
|
89,93
|
78,14
|
Nhật Bản
|
97.237
|
22.313.329
|
100.646
|
25.020.270
|
-3,39
|
-10,82
|
Hàn Quốc
|
92.884
|
27.811.943
|
31.715
|
8.961.408
|
192,87
|
210,35
|
Đài Loan
|
32.327
|
9.616.750
|
35.461
|
9.871.514
|
-8,84
|
-2,58
|
Nauy
|
13.932
|
6.875.289
|
10.337
|
5.225.915
|
34,78
|
31,56
|
Malaixia
|
9.620
|
3.908.141
|
9.550
|
4.258.989
|
0,73
|
-8,24
|
Bỉ
|
6.208
|
3.889.921
|
3.689
|
2.469.662
|
68,28
|
57,51
|
Thái Lan
|
3.011
|
3.360.941
|
1.350
|
1.557.581
|
123,04
|
115,78
|
Ấn Độ
|
1.484
|
4.292.679
|
1.343
|
3.472.286
|
10,50
|
23,63
|
Hoa Kỳ
|
1.176
|
2.153.472
|
1.536
|
2.872.098
|
-23,44
|
-25,02
|
Ucraina
|
|
|
189
|
92.610
|
*
|
*
|
(Nguồn số liệu: TCHQ VN)
Theo nguồn baodautu.vn, với thực tế năng lực sản xuất phân bón ure tại Việt Nam đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, Bộ Công thương dự kiến giảm dần, tiến tới chấm dứt các chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho nhập khẩu ure bấy lâu nay.
Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, cục diện thị trường phân bón trong nước năm 2013 đã có những thay đổi khá lớn.
Trước năm 2013, cả nước có 2 đơn vị sản xuất phân đạm ure là Đạm Hà Bắc, công suất 190.000 tấn/năm và Tổng công ty Hoá chất Phân bón Dầu khí (PVFCCo), công suất 800.000 tấn/năm. Trong khi nhu cầu cả nước về ure là khoảng 1,7-2 triệu tấn/năm. Bởi vậy, việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón thông qua ưu tiên ngoại tệ, cho phép nhập khẩu qua đường tiểu ngạch đã được áp dụng.
Tuy nhiên, sự có mặt của Nhà máy Đạm Cà Mau, công suất 800.000 tấn/năm, Nhà máy Đạm Ninh Bình, công suất 560.000 tấn/năm trong năm 2012 đã giúp chủ động được hoàn toàn nguồn cung ure ngay tại trong nước, thậm chí dư thừa. Bởi vậy, các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ nhập khẩu ure, đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường trong nước đã áp dụng trước đây sẽ thay đổi mạnh mẽ.
Cụ thể là, những chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho nhập khẩu ure sẽ giảm dần, thay vào đó là các chính sách khuyến khích phát triển hệ thống phân phối trong nước và điều tiết cân đối cung cầu để xuất khẩu một cách hiệu quả, hợp lý.
Nói là vậy, nhưng các doanh nghiệp sản xuất ure trong nước vẫn còn phải đối phó với nhập khẩu phân bón nói chung, ure nói riêng theo đường tiểu ngạch ở các tỉnh biên giới phía bắc.
Trong những năm qua, mặt hàng phân bón được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc qua các cửa khẩu phụ, lối mở trên tuyến biên giới Việt - Trung. Trong đó, riêng qua cửa khẩu phụ Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là hơn 90% lượng phân bón nhập khẩu theo đường biên mậu.
Phó vụ trưởng Vụ Thị trường miền núi (Bộ Công thương) cho hay, các loại phân bón nhập khẩu về chủ yếu là phân DAP, ure, và một số loại trong nước chưa sản xuất được như MAP, SA, Kali, Ammoni Clorua. Lượng phân bón nhập khẩu biên mậu qua từng năm cũng tăng đáng kể. Năm 2010 chỉ có 80.000 tấn; năm 2011 tăng lên 362.000 tấn; năm 2012 đạt 560.000 tấn và trong 4 tháng đầu năm 2013 đã nhập khẩu 200.000 tấn.
Con số nhập khẩu biên mậu này được Bộ Công thương cho là, chỉ chiếm một phần nhỏ tổng lượng phân bón nhập khẩu của của nước, cũng như so với nhu cầu tiêu thụ. Tuy nhiên, theo nhận xét của một doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước, số thực tế nhiều khi lớn hơn thống kê bởi đi đường mòn, lối mở chứ không qua các cửa khẩu quốc tế lớn.
Chính vì vậy, cả Vụ Thị trường miền núi lẫn Vụ Thị trường trong nước đều cho hay, Bộ Công thương dự tính sẽ có các biện pháp hạn chế hoặc tạm dừng nhập khẩu biên mậu qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo từng thời điểm.
Đây được xem là một động thái cần sớm thực hiện bởi một nhà kinh doanh phân bón cho biết, thị trường ure thế giới đang có những biến động mạnh bởi sự dư thừa nguồn cung ure từ Trung Quốc.
Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) - một trong những doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn nhất nước thừa nhận, thị trường phân bón Việt Nam phụ thuộc không ít vào biến động của thị trường phân bón tại Trung Quốc. Vì vậy, nên có các nghiên cứu để ngăn chặn phân bón nhập khẩu lậu vào Việt Nam.
Nguồn:Vinanet