Theo số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1-2015, tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 13,77 tỷ USD, giảm nhẹ 1,9% so với tháng 12-2014. Những nhóm hàng nhập khẩu chính gồm:
Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam từ tháng 1-2014 đến tháng 1-2015.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: Trong tháng, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này là 2,58 tỷ USD, tăng 7,4% so với tháng trước và tăng mạnh 61,7% so với tháng 1 năm 2014. Trong đó, khu vực FDI nhập khẩu 1,8 tỷ USD, tăng gần 2 lần và các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 778 triệu USD, tăng 14% so cùng kỳ năm trước
Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng đầu năm 2015 có xuất xứ chủ yếu từ: Trung Quốc với 910 triệu USD, tăng 53% so với tháng 1-2014 và chiếm 35% tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là Hàn Quốc đạt 461 triệu USD, tăng 104,9%; Nhật Bản đạt 450 triệu USD, tăng mạnh 82,3%; Hoa Kỳ đạt 67 triệu USD, tăng 16,9%
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Trong tháng 1-2015, kim ngạch nhập khẩu đạt gần 1,94 tỷ USD, tăng5,9% so với tháng trước và tăng mạnh 57,4% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó nhập khẩu của khu vực FDI là 1,78 tỷ USD, tăng 57,8% và chiếm gần 92% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu có xuất xứ từ Hàn Quốc đạt 440 triệu USD, tăng 10,7%; Trung Quốc đạt 438 triệu USD, tăng 37,7%; Singapore đạt 294 triệu USD, tăng 102,5%; Nhật Bản đạt 199 triệu USD, tăng 93,8%… so với cùng kỳ năm 2014.
Điện thoại các loại và linh kiện: Kim ngạch nhập khẩu trong tháng đạt 924 triệu USD, tăng 26,5% so với tháng trước và tăng 54,1% so với cùng kỳ năm 2014
Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đầu tiên của năm 2015 chủ yếu từ các thị trường: Trung Quốc đạt 731 triệu USD, tăng mạnh 69,2% và chiếm 79% kim ngạch nhập khẩu của cả nước; Hàn Quốc đạt 141 triệu USD, giảm 9,9%; Thái Lan đạt 8,7 triệu USD, tăng 36 lần… so với cùng kỳ năm 2014.
Sắt thép các loại: Trong tháng, lượng sắt thép nhập khẩu là hơn 1 triệu tấn, giảm 26,8% so với tháng trước, trị giá nhập khẩu là hơn 649 triệu USD, giảm 24,7%.
Việt Nam nhập khẩu sắt thép trong tháng 1-2015 chủ yếu có xuất xứ từ: Trung Quốc đạt 682 nghìn tấn, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc đạt gần 148 nghìn tấn, tăng 33,8%; Nhật Bản với 195 nghìn tấn, tăng 6,8%; Ấn Độ đạt 4 nghìn tấn, giảm mạnh 76,3%.
Chất dẻo nguyên liệu: Lượng nhập khẩu trong tháng 1-2015 là gần 278 nghìn tấn, trị giá là 459 triệu USD, giảm 11,4% về lượng và giảm 16,4% về trị giá so với tháng trước.
Trong tháng qua, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu từ các thị trường Hàn Quốc đạt 58 nghìn tấn, tăng 35,5%; Ả rập Xê út đạt 46 nghìn tấn, giảm 8,4%; Trung Quốc đạt 23 nghìn tấn, tăng 42%; Thái Lan 26 nghìn tấn, tăng 17,5%… so với cùng kỳ năm 2014.
Nhóm hàng nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày: Tháng 1-2015, nhập khẩu nhóm hàng này là 1,45 tỷ USD, giảm 3% so với tháng trước nhưng tăng mạnh 34,9% so với tháng 1-2014.
Trong tháng, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ: Trung Quốc với gần 588 triệu USD, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2014; Hàn Quốc với 215 triệu USD, tăng 23,2%; Ấn Độ với 70 triệu USD, tăng 32,4%;…
Hóa chất: Trong tháng 1-2015, Việt Nam nhập khẩu 257 triệu USD nhóm hàng hóa chất, giảm 12,4% so với tháng trước và tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Việt Nam nhập khẩu hóa chất trong tháng qua chủ yếu từ các thị trường: Trung Quốc: 118 triệu USD, tăng 0,6%; Đài Loan: 80,3 triệu USD, giảm 22,7%; Hàn Quốc: 49 triệu USD, giảm 29,3%; Nhật Bản: 39 triệu USD, tăng 23,6%… so với cùng kỳ năm 2014.
Ô tô nguyên chiếc các loại: Lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc trong tháng là gần 9,6 nghìn chiếc, trị giá gần 186 triệu USD; trong đó lượng xe 9 chỗ ngồi trở xuống là 5,66 nghìn chiếc, gấp gần 3 lần, xe tải là 2,19 nghìn chiếc, gấp 2,5 lần, xe loại khác là 1,71 nghìn chiếc, gấp 4,7 lần so với tháng 1-2014.
Trong tháng đầu tiên của năm mới, Ấn Độ vượt qua Hàn Quốc trở thành thị trường lớn nhất cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam và chủ yếu là xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống với 3,26 nghìn chiếc, gấp gần 7 lần; Hàn Quốc 2,15 nghìn chiếc, gấp 1,6 lần; Trung Quốc gần 1,68 nghìn chiếc, gấp 5,3 lần, trong đó lượng xe tải nguyên chiếc nhập từ thị trường này là 495 chiếc, gấp 1,9 lần so với tháng 1-2014 và chiếm 22,7% lượng xe ô tô tải nhập khẩu của cả nước.
Nguồn: baohaiquan.vn
Nguồn:Hải quan Việt Nam