menu search
Đóng menu
Đóng

Quan hệ , hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

14:47 28/10/2011

Hiện nay, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam. Năm 2010 đã đánh dấu sự phục hồi rõ rệt của thương mại song phương hai nước với mức kim ngạch đạt hơn 16 tỷ USD, tăng gần 22% so với năm 2009. Tính đến hết tháng 9/2011, kim ngạch thương mại hai nước đạt xấp xỉ 15 tỷ USD.
 
 


Nhật Bản từng được biết đến là quốc gia nghèo tài nguyên, dân số đông và kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh. Mặc dù vậy, nhờ có các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi từ giai đoạn 1945-1954 và tiến tới phát triển cao độ trong những năm 1955-1973. Từ năm 1974 đến nay, tốc độ phát triển kinh tế của Nhật có xu hướng chậm lại, sau sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng đầu những năm 90, kinh tế Nhật lại rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á cuối những năm 90 và cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ toàn cầu hiện nay. Dù gặp nhiều khó khăn, mới đây nhất là những ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân tại nhà máy Fukushima, nhưng Nhật Bản vẫn là một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới với ưu thế về công nghệ tiên tiến; nguồn vốn dồi dào; lực lượng lao động cần cù tay nghề cao; đội ngũ tri thức đông đảo được đầu tư lớn.

Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/9/1973. Những năm gần đây, giao lưu các cấp luôn được duy trì, hàng năm, hai nước đều có các cuộc gặp cấp cao, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan tháng 10/2010, hai bên đã ký "Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á", trong đó có thỏa thuận về nhiều dự án quan trọng trong hợp tác kinh tế giữa hai nước. Tháng 5/2007, hai bên thành lập Ủy ban Hợp tác Việt-Nhật do hai Bộ trưởng Ngoại giao làm đồng Chủ tịch.

Hiện nay, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam. Năm 2010 đã đánh dấu sự phục hồi rõ rệt của thương mại song phương hai nước với mức kim ngạch đạt hơn 16 tỷ USD, tăng gần 22% so với năm 2009. Tính đến hết tháng 9/2011, kim ngạch thương mại hai nước đạt xấp xỉ 15 tỷ USD.

Trong đó, theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 3 quý đầu năm nay đạt 7,4 tỷ USD, tăng 36,33% so với cùng kỳ năm 2010, nhưng xuất khẩu sang thị trường này trong tháng 9 lại giảm so với tháng liền kề trước đó, giảm 3,06% tương đương với 1 tỷ USD, nhưng tăng 58,83% so với tháng 9/2010.

Các mặt hàng chính xuất khẩu sang thị trường Nhật bản từ đầu năm đến hết tháng 9 là hàng dệt may, dầu thô, máy móc thiết bị, hàng thủy sản, dây điện và dây cáp điện, gỗ và sản phẩm… Trong đó hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 16,3% tỷ trọng với 1,2 tỷ USD, tăng 53,36% so với 9 tháng năm 2010. Trong đó tháng 9 Việt Nam đã xuất khẩu 173 triệu USD hàng dệt may sang Nhật Bản, giảm 7,06% so với tháng 8 nhưng tăng 65,18% so với tháng 9/2010.

Nhìn chung, kim ngạch của các hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong tháng 9 này đều giảm so với tháng trước đó. Chỉ có một số mặt hàng tăng trưởng như: sản phẩm từ cao su tăng 11,61%; sản phẩm gốm sứ tăng 6,21%; sản phẩm mây tre, cói và thảm tăng 4,76%...

Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản đạt hơn 7,4 tỷ USD với những mặt hàng chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sắt thép các loại, vải các loại, linh kiện ôtô, nguyên liệu dệt, da…

Tham khảo một số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tháng 9, 9 tháng năm 2011

ĐVT: USD

 

Chủng loại mặt hàng

 

KNXK T9/2011

 

KNXK 9T/2011

 

KNXK 9T/2010

% tăng giảm KN so T8/2011

% tăng giảm KN so T9/2010

% tăng giảm KN so cùng kỳ

Tổng kim ngạch

1.009.131.194

7.481.157.009

5.487.549.474

-3,06

58,83

36,33

hàng dệt, may

173.032.398

1.219.528.778

795.200.063

-7,06

65,18

53,36

Dầu thô

169.618.344

1.039.191.053

122.697.862

26,30

*

746,95

máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

108.211.674

684.831.603

668.706.059

-1,67

40,70

2,41

Hàng thủy sản

99.108.731

672.317.535

637.356.192

-5,45

11,70

5,49

Dây điện và dây cáp điện

85.025.551

645.265.408

668.706.059

-15,86

10,56

-3,51

gỗ và sản phẩm gỗ

51.508.870

416.118.200

311.573.490

-9,19

29,79

33,55

Phương tiện vận tải và phụ tùng

47.770.192

397.198.187

291.415.450

17,32

94,66

36,30

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

30.929.318

270.738.647

282.537.930

-5,48

2,08

-4,18

sản phẩm từ chất dẻo

24.139.754

205.728.457

187.190.676

-7,57

10,35

9,90

Than đá

13.473.133

205.043.284

183.063.423

-45,51

-10,59

12,01

giày dép các loại

14.906.012

186.904.168

130.979.934

-31,35

-17,13

42,70

túi xách, ví, vali, mũ và ô dù

8.945.242

103.607.187

67.404.294

-36,06

27,49

53,71

cà phê

8.160.724

99.313.252

67.833.991

-3,84

36,06

46,41

sản phẩm hóa chất

11.043.673

88.577.958

54.609.648

-5,66

53,93

62,20

sản phẩm từ sắt thép

10.108.613

86.527.202

65.379.670

-8,36

27,63

32,35

Điện thoại các loại và linh kiện

13.315.651

62.655.429

 

63,78

*

*

Kim loại thường và sản phẩm

6.399.745

58.419.283

 

-32,93

*

*

giấy và các sản phẩm từ giấy

5.592.612

50.009.342

64.348.545

-6,87

-16,56

-22,28

sản phẩm từ cao su

7.110.448

45.892.706

43.022.700

11,61

20,27

6,67

sản phẩm gốm, sứ

5.029.259

37.254.833

26.319.263

6,21

78,13

41,55

hóa chất

3.752.269

36.428.631

31.040.576

-12,16

21,47

17,36

cao su

3.578.044

35.552.152

23.913.608

-17,16

23,76

48,67

Hàng rau quả

4.005.924

34.279.278

26.219.854

-17,71

43,27

30,74

thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

6.151.786

31.585.094

53.960.799

-27,78

6,49

-41,47

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

3.195.197

30.781.182

 

-2,08

*

*

đá quý, kim loại quý và sản phẩm

2.675.304

26.307.353

21.639.518

-5,46

13,38

21,57

chất dẻo nguyên liệu

1.459.153

23.745.843

33.584.769

93,59

-60,58

-29,30

Xơ sợi dệt các loại

1.867.760

21.577.849

 

-14,90

*

*

sản phẩm mây, tre, cói và thảm

2.363.196

20.268.681

23.518.091

4,76

2,37

-13,82

bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

2.152.349

19.819.158

16.611.105

-11,12

16,00

19,31

hạt tiêu

1.426.498

9.711.076

6.488.413

37,83

43,87

49,67

Quặng và khoáng sản khác

1.070.650

9.243.620

5.022.336

-54,62

3.821,79

84,05

sắt thép các loại

987.265

6.488.864

4.922.842

41,95

84,60

31,81

Hạt điều

893.825

5.732.634

3.916.847

-25,76

62,62

46,36

sắn và các sản phẩm từ sắn

68.883

3.113.311

1.838.823

-95,48

-60,08

69,31

Xăng dầu các loại

202.354

596.582

13.848.614

13,05

*

-95,69

Từ tháng 6/2008, hai bên bắt đầu thực hiện giai đoạn III Sáng kiến chung Việt - Nhật nhằm cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, hỗ trợ thúc đẩy tam giác phát triển và hành lang Đông - Tây cũng như hợp tác trong Tiểu vùng sông Mê công mở rộng (GMS), nghiên cứu giúp giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông ở Hà nội và TP. Hồ Chí Minh... Đến nay, hai nước đã hoàn thành Giai đoạn III sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam và chính thức khởi động Giai đoạn IV Sáng kiến chung với 70 hạng mục. Tính đến hết tháng 8/2011, Nhật Bản có 1.572 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 21,78 tỷ USD, đứng thứ 4 trong số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.

Những năm qua, kể từ khi nối lại việc cung cấp ODA, Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành quốc gia cũng cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam, tháng 12/2010, Nhật Bản đã cam kết mức viện trợ tài khóa 2010 cho Việt Nam là 1,76 tỷ USD, tập trung vào cơ sở hạ tầng, đối phó với biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, Nhật Bản vẫn khẳng định tiếp tục thực hiện các cam kết ODA dành cho Việt Nam. Bên cạnh đó, hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, du lịch... cũng ngày càng đạt được nhiều kết quả.

Nhật Bản luôn nằm trong số 5 nước có lượng khách du lịch lớn nhất đến Việt Nam, số khách du lịch Nhật Bản chiếm gần 10% tổng lượng khách vào Việt Nam. Năm 2010, Việt Nam đã đón hơn 442.000 lượt khách Nhật Bản. Trong 9 tháng của năm nay, con số này đạt gần 344.000 lượt. Nhật Bản có nhiều dự án giúp Việt Nam nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo các ngôi nhà ở dân gian truyền thống tiêu biểu ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam. Hai bên cũng đã cử nhiều đoàn sang thăm, làm việc, biểu diễn nghệ thuật, tham dự triển lãm, liên hoan phim, tổ chức Lễ hội tại mỗi nước. Trung tâm giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam cũng đã được thành lập (3/2008) nhằm tăng cường giao lưu, hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này. Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước đã phát triển dưới nhiều hình thức: hợp tác giữa hai Chính phủ, giữa các trường học, giữa các tổ chức, giữa các cá nhân. Những năm gần đây, Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục và đào tạo của Việt Nam.

Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản ngày càng thực chất và hiệu quả, với lời mời của  Thủ tướng Nhật Bản I-ô-xi-hi-cô Nô đa (Yoshihiko Noda), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân sẽ thăm chính thức Nhật Bản từ 30/10 đến 2/11/2011. Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.

Nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ trao đổi các biện pháp nhằm tăng cường quan hệ hợp tác chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, kinh tế, đầu tư, thương mại, ODA, du lịch, lao động, văn hóa giáo dục... , đồng thời thúc đẩy và đạt được cam kết cụ thể trong việc triển khai các nội dung và dự án hợp tác kinh tế mang tầm chiến lược./.

 (VINANET)

Nguồn:Vinanet