Trong tháng đầu năm 2012 xuất khẩu gạo của cả nước bị sụt giảm cả về lượng và kim ngạch (giảm 21,16% về lượng và giảm 24,1% về kim ngạch so với tháng 12/2011; và cũng giảm 52,66% về lượng và 48% về kim ngạch so với tháng 1/2011), chỉ đạt 256.127 tấn, tương đương 146,62 triệu USD.
Trong tháng 1/2012 xuất khẩu gạo của Việt Nam sang hầu hết các thị trường đều bị sụt giảm so với tháng cuối năm 2011. Thị trường Indonesia - thị trường lớn nhất tiêu thụ gạo của Việt Nam cũng bị sụt giảm gần 14% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 12/2011, đạt 134.650 tấn, tương đương 78,04 triệu USD (so với cùng kỳ năm 2011 cũng sụt giảm 33,55% về lượng và giảm 26,09% về kim ngạch). Xuất khẩu sang thị trường Malaysia cũng theo đà sụt giảm, giảm tới trên 35% cả về lượng và kim ngạch so với tháng trước đó, đạt 42.812 tấn, tương đương 26,52 triệu USD (so với cùng kỳ vẫn bị sụt 10,25% về lượng nhưng kim ngạch lại tăng 17%). Đáng kể nhất là xuất khẩu sang thị trường Bỉ và Hà Lan sụt giảm rất mạnh trên 80% cả về lượng và kim ngạch; sau đó là xuất sang Trung Quốc giảm trên 60% cả về lượng và kim ngạch; Xuất sang Australia, Nga, Hoa Kỳ cũng giảm trên 50% cả về lượng và kim ngạch. Xuất sang Đông Timo, Philipines giảm trên 40% cả về lượng và kim ngạch. Ngược lại, xuất sang Senegal tăng rất mạnh tới 868% về lượng và 777% về kim ngạch. Bên cạnh đó là thị trường U.A.E cũng tăng gần 400% cả về lượng và kim ngạch; xuất sang Gana, Đài Loan, Angola cũng tăng mạnh từ 200% – 300% về lượng và kim ngạch so với tháng cuối năm 2011.
Sau 2 thị trường chính Indonesia và Malaysia là các thị trường đạt kim ngạch trên 1 triệu USD trong tháng 1 như: Singapore 7,74 triêụ USD, Đài Loan 6,92 triêụ USD, Hồng Kông 5,03triêụ USD, Gana 3,08triêụ USD, Angeri 2,96triêụ USD, Trung Quốc 2,74triêụ USD, Philippines 1,27triêụ USD, Senegal 1,21 triêụ USD.
Thị trường xuất khẩu gạo tháng 1/2012
Thị trường
|
T1/2012
|
T12/2011
|
Tăng, giảm T1/2012 so với T12/2011
|
Tăng, giảm T1/2012 so với T1/2011
|
Lượng
(tấn)
|
Trị giá
(USD)
|
Lượng
(tấn)
|
Trị giá
(USD)
|
Lượng
(%)
|
Trị giá
(%)
|
Lượng
(%)
|
Trị giá
(%)
|
Tổng cộng
|
256.127
|
146.620.380
|
324.860
|
193.178.557
|
-21,16
|
-24,10
|
-52,66
|
-48,02
|
Indonesia
|
134.650
|
78.041.500
|
155.905
|
90.599.950
|
-13,63
|
-13,86
|
-33,55
|
-26,09
|
Malaysia
|
42.812
|
26.523.698
|
65.966
|
41.230.928
|
-35,10
|
-35,67
|
-10,25
|
+17,06
|
Singapore
|
14.820
|
7.736.121
|
9.866
|
6.147.573
|
+50,21
|
+25,84
|
-29,23
|
-32,36
|
Đài Loan
|
14.418
|
6.920.690
|
3.422
|
1.898.293
|
+321,33
|
+264,57
|
+744,15
|
+527,63
|
Hồng Kông
|
8.245
|
5.027.344
|
8.451
|
5.781.708
|
-2,44
|
-13,05
|
+31,19
|
+20,51
|
Gana
|
5.275
|
3.078.725
|
1.500
|
838.500
|
+251,67
|
+267,17
|
*
|
*
|
Angieri
|
5.955
|
2.963.550
|
615
|
337.925
|
+868,29
|
+776,98
|
*
|
*
|
Trung Quốc
|
4.493
|
2.738.418
|
11.550
|
8.380.004
|
-61,10
|
-67,32
|
+88,39
|
+62,89
|
Philippines
|
2.280
|
1.266.860
|
3.946
|
2.164.058
|
-42,22
|
-41,46
|
+776,92
|
+677,12
|
Senegal
|
2.500
|
1.205.000
|
2.500
|
1.205.000
|
0,00
|
0,00
|
*
|
*
|
Đông Timo
|
1.950
|
910.650
|
3.550
|
1.728.850
|
-45,07
|
-47,33
|
-74,44
|
-75,84
|
Hoa Kỳ
|
1.037
|
732.320
|
2.153
|
1.476.475
|
-51,83
|
-50,40
|
*
|
*
|
Angola
|
850
|
574.500
|
250
|
168.250
|
+240,00
|
+241,46
|
*
|
*
|
Brunei
|
650
|
371.300
|
650
|
418.000
|
0,00
|
-11,17
|
-23,53
|
-31,18
|
Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất
|
408
|
282.970
|
84
|
61.950
|
+385,71
|
+356,77
|
+68,60
|
+69,72
|
Bỉ
|
539
|
245.245
|
2.770
|
1.275.885
|
-80,54
|
-80,78
|
*
|
*
|
Australia
|
294
|
232.227
|
658
|
499.910
|
-55,32
|
-53,55
|
-47,78
|
-36,83
|
Pháp
|
169
|
116.434
|
118
|
81.475
|
+43,22
|
+42,91
|
+1,20
|
+0,76
|
Hà Lan
|
100
|
64.500
|
651
|
436.980
|
-84,64
|
-85,24
|
*
|
*
|
Nam Phi
|
44
|
42.240
|
0
|
0
|
*
|
*
|
-97,52
|
-95,40
|
Nga
|
50
|
34.992
|
100
|
74.201
|
-50,00
|
-52,84
|
-92,86
|
-90,21
|
Theo Hiệp hội Lương thực VN: Năm 2012 được đánh giá là năm khó khăn đối với thị trường gạo vì sản lượng dồi dào trong khi tồn kho tăng liên tục trong 5 năm liên tiếp, hiện đang ở mức kỷ lục, trên 100 triệu tấn. Hơn nữa, thương mại gạo toàn cầu đang sụt giảm, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo là giảm khoảng 8% và Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) là 5%, khiến xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2012 sẽ gặp khó khăn. Dự báo xuất khẩu gạo trong quí 1 và quí 2 khoảng 3,5 triệu tấn. Cả năm dự kiến xuất khẩu khoảng 6,5 triệu tấn, với kim ngạch 3 tỉ đô la Mỹ, giảm lần lượt 9,72% và 18,92% so với năm 2011.
Những giải phápđẩy mạnh xuất khẩu gạo trong những tháng tới:quan trọng nhất là đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết tồn kho để chuẩn bị tạm trữ cho vụ thu hoạch rộ sắp tới. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu thì chúng ta phải chấp nhận cạnh tranh về giá, chất lượng và các điều kiện xuất khẩu khác. Hướng của Hiệp hội trong thời gian tới là đẩy mạnh xuất khẩu gạo cấp cao và hạn chế xuất khẩu gạo cấp thấp. Hiện nay, gạo cấp thấp của chúng ta rất khó cạnh tranh với Ấn Độ và Pakistan vì giá gạo cấp thấp của các nước này chỉ khoảng 350 đô la Mỹ/tấn. Trong khi đó, chúng ta phải bán tới 390 đô la Mỹ/tấn mới đảm bảo cho người nông dân có lời.
Trong thời gian vừa qua, Hiệp hội có bàn bạc và thống nhất đưa ra mức giá sàn hợp lý nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo chất lượng cao như gạo 5% tấm, gạo 10% tấm và 15% tấm.
Song song với phương án trên, để giải quyết khó khăn trong bối cảnh xuất khẩu chậm, Hiệp hội đã đề xuất với Chính phủ cho phép mua tạm trữ lúa gạo sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân. Nếu không có kế hoạch vừa đẩy mạnh xuất khẩu vừa thu mua tạm trữ thì sẽ không tiêu thụ kịp được lúa gạo vào thời kỳ thu hoạch rộ, nhất là vào tháng 3 và 4.
(vinanet-T.T)
Nguồn:Vinanet