menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường cung cấp sữa và sản phẩm cho Việt Nam 7 tháng năm 2013

11:19 23/08/2013

Số liệu thống kê sơ bộ cho thấy, 7 tháng đầu năm 2013 nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, giảm 2,30% với kim ngạch 581,7 triệu USD. Tính riêng tháng 7/2013, nhập khẩu mặt hàng này cũng giảm so với tháng liền kề trước đó, giảm 9,32% tương đương với 86,1 triệu USD.
  
  

(VINANAET) - Số liệu thống kê sơ bộ cho thấy, 7 tháng đầu năm 2013 nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, giảm 2,30% với kim ngạch 581,7 triệu USD. Tính riêng tháng 7/2013, nhập khẩu mặt hàng này cũng giảm so với tháng liền kề trước đó, giảm 9,32% tương đương với 86,1 triệu USD.

New Zealand tiếp tục là thị trường chính cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam với 18,8 triệu USD trong tháng 7, giảm 46,64% so với tháng 6/2013, tính chung 7 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu sữa và sản phẩm từ thị trường này là 157,2 triệu USD, tăng 7,86% so với cùng kỳ năm trước.

Kế đến là thị trường Hoa Kỳ 117,2 triệu USD trong 7 tháng, tăng 42,53% so với 7 tháng năm 2012.

Ngoài hai thị trường chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu từ các thị trường khác nữa như Hà Lan, Thái Lan, Malaysia, Đan Mạch, Pháp, Đức… đạt kim ngạch lần lượt 36,2 triệu USD; 36 triệu USD; 31,3 triệu USD; 28,1 triệu USD; 24,3 triệu USD và 23,2 triệu USD…

Đáng chú ý, nhập khẩu sữa và sản phẩm từ thị trường Philippin lại tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước, tăng 173,1% tuy kim ngạch chỉ là 7,7 triệu USD.

Thị trường nhập khẩu sữa và sản phẩm tháng 7, 7 tháng 2013

ĐVT: USD
 
KNNK T6/2013
KNNK T7/2013
KNNK 7T/2013
KNNK 7T/2012
% +/- KN T7 so T6
% +/- KN so cùng kỳ
Tổng KNNK
95.013.855
86.160.515
581.766.324
595.447.938
-9,32
-2,30

New Zealand

27.841.414
14.856.129
157.280.358
145.822.552
-46,64
7,86
Hoa Kỳ
24.378.368
22.861.805
117.268.560
82.274.997
-6,22
42,53
Hà Lan
4.493.196
7.539.187
36.222.310
67.246.232
67,79
-46,13
Thái Lan
5.109.748
5.042.520
36.024.449
29.945.412
-1,32
20,30
Malaysia
4.100.764
4.269.525
31.361.120
27.105.290
4,12
15,70
Đan Mạch
2.229.697
4.484.377
28.136.982
23.501.596
101,12
19,72
Pháp
2.295.898
2.280.260
24.374.522
36.987.114
-0,68
-34,10
Đức
4.817.007
4.238.314
23.257.050
41.408.764
-12,01
-43,84
Oxtrâylia
1.930.181
1.262.180
12.124.917
10.086.530
-34,61
20,21
Philippin
1.451.125
2.715.690
7.734.329
2.831.920
87,14
173,11
Hàn Quốc
312.876
702.326
6.461.716
27.502.191
124,47
-76,50
Ba Lan
536.063
922.428
5.712.630
13.748.204
72,07
-58,45
Tây ban Nha
687.967
1.485.989
4.220.830
4.406.374
116,00
-4,21
Trung Quốc
 
 
 
80.244
 
 

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ của TCHQ)

Gần đây, thông tin vụ sữa nhiễm khuẩn của Tập đoàn Fonterra (New Zealand) làm hoang mang người tiêu dùng.  Tuy nhiên  theo nguồn PNO, liên quan bốn chuyến hàng lactoferrin (New Zealand) xuất sang Trung Quốc có hàm lượng nitrat cao, ngày 22/8, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin này, Cục ATTP đã gửi thư chính thức tới Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam yêu cầu cung cấp các thông tin liên quan và phía New Zealand đã khẳng định các lô này chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc, không xuất sang Việt Nam và các quốc gia khác.

Đồng thời, Cục đã liên hệ với Tổng Cục Thanh tra, giám sát và kiểm dịch chất lượng Trung Quốc (AQSIQ) để cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình xử lý sự cố trên. Sau đó, AQSIQ đã chính thức thông báo chỉ có 390kg lactoferrin được xuất khẩu sang Trung Quốc để dùng làm nguyên liệu sản xuất một số sản phẩm sữa. AQSIQ đã tiến hành kiểm tra và niêm phong các sản phẩm có liên quan, không để các sản phẩm lưu thông trên thị trường.

Trước đó, Cục ATTP nhận được thông tin từ Bộ Công nghiệp cơ bản New Zealand (MPI) về việc thu hồi giấy phép xuất khẩu bốn chuyến hàng lactoferrin của Công ty Westland Milk Products xuất khẩu sang Trung Quốc do phát hiện hàm lượng nitrat vượt tiêu chuẩn của New Zealand. Lactoferrin là một loại đạm tự nhiên trong sữa, được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất một số sản phẩm sữa.

Các chuyên gia kỹ thuật của MPI đã xem xét cụ thể vấn đề này và nhận định nguy cơ ATTP ảnh hưởng tới người tiêu dùng Trung Quốc là không đáng kể, vì lượng lactoferrin được sử dụng trong các sản phẩm tiêu dùng là rất nhỏ, Bộ Ngoại giao và Thương mại và các công ty liên quan của New Zealand đang làm việc chặt chẽ với các cơ quan của Trung Quốc về vấn đề này.

 

Nguồn:Vinanet