(VINANET) -Theo Bộ Công Thương, hiện cả nước có hơn 60 doanh nghiệp sữa với 300 nhãn hiệu nhưng tổng sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới đáp ứng được khoảng 20% - 25% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Đối với sản phẩm sữa bột, sản lượng cả năm 2012 đạt hơn 75.000 tấn, tăng 7,2% so với năm 2011. Chế biến sữa trong nước mới đáp ứng được 28% nhu cầu, 50% là nhập nguyên liệu từ bên ngoài về chế biến và 22% còn lại là sữa thành phẩm nhập khẩu.
Số liệu từ TCHQ Việt Nam cho thấy, năm 2012, Việt Nam đã chi 654,8 triệu USD nhập khẩu sữa và sản phẩm, giảm 22,11% so với năm 2011. Tính riêng tháng 12/2012, thì nhập khẩu mặt hàng này giảm, giảm 16,4% so với tháng liền kề trước đó và giảm 14,47% so với tháng 11/2011. Sữa nhập giảm do những thông tin về các sản phẩm sữa ngoại không đạt chất lượng và xu hướng cắt giảm chi tiêu của người dân khiến nhiều người tiêu dùng chuyển hướng sang mua sữa sản xuất trong nước.
Dự báo trong tháng 1-2013, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng sẽ tiếp tục giảm khoảng 4,3% so với tháng 12-2012.
Năm 2012, Việt Nam nhập khẩu sữa từ 14 thị trường trên thế giới, đứng đầu về kim ngạch là thị trường Niudilan với 222,4 triệu USD, chiếm 33,9% tỷ trọng, tăng 7,03% so với năm 2011. Tính riêng tháng cuối năm 2012, Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này 25,3 triệu USD sữa và sản phẩm, tăng 9,59% so với tháng 12/2011 và tăng 32,2% so với tháng 11/2012.
Tuy là thị trường đứng thứ hai về kim ngạch sau thị trường Niudilan, nhưng kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ thị trường Hoa Kỳ lại giảm so với năm 2011, giảm 35,2% đạt 108 triệu USD, nhưng tính riêng tháng 12/2012 nhập khẩu sữa và sản phẩm lại tăng so với tháng liền kề trước đó, tăng 40,6%.
Ngoài hai thị trường chính kể trên, Việt Nam nhập khẩu sữa và sản phẩm từ các thị trường khác nữa như Pháp, Đức, Thái Lan, Hà Lan, Malaisia,…
Kinh tế khó khăn cộng với những bất lợi nêu trên đang khiến người tiêu dùng Việt Nam chuyển sang dùng sữa sản xuất trong nước với giá cả cạnh tranh và độ an toàn cao hơn. Trong những ngày đầu năm 2013, giá sữa ngoại tại thị trường Việt Nam lại rục rịch tăng, khiến khả năng nhập khẩu mặt hàng này tiếp tục giảm. Nhưng trên thực tế, các chuyên gia nhận định, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này khó giảm nhanh, bởi Việt Nam vẫn phải nhập rất nhiều nguyên liệu.
Thị trường nhập khẩu sữa và sản phẩm năm 2012
ĐVT: USD
|
KNNK T12/2012
|
KNNK năm 2012
|
KNNK T12/2011
|
KNNK năm 2011
|
% +/- KN so T12/2011
|
% +/- KN so năm 2011
|
Tổng KNNK
|
53.599.607
|
654.816.432
|
62.666.870
|
840.710.670
|
-14,47
|
-22,11
|
Niudilân
|
25.308.797
|
222.428.572
|
23.094.587
|
207.828.121
|
9,59
|
7,03
|
Hoa Kỳ
|
6.138.130
|
108.081.452
|
6.625.217
|
166.803.636
|
-7,35
|
-35,20
|
Pháp
|
6.684.019
|
61.614.330
|
2.019.468
|
29.727.694
|
230,98
|
107,26
|
Đức
|
3.547.491
|
61.345.807
|
1.924.145
|
25.278.795
|
84,37
|
142,68
|
Thái Lan
|
4.140.092
|
53.341.455
|
4.155.213
|
40.922.488
|
-0,36
|
30,35
|
Hà Lan
|
4.356.990
|
44.567.879
|
6.279.304
|
115.741.694
|
-30,61
|
-61,49
|
Malaisia
|
3.805.810
|
42.634.116
|
2.166.742
|
21.835.712
|
75,65
|
95,25
|
Đan Mạch
|
1.490.094
|
38.341.859
|
414.465
|
20.226.466
|
259,52
|
89,56
|
Oxtrâylia
|
3.473.535
|
25.044.573
|
670.340
|
30.979.490
|
418,18
|
-19,16
|
Ba Lan
|
401.605
|
22.107.316
|
343.811
|
19.947.583
|
16,81
|
10,83
|
Hàn Quốc
|
1.386.333
|
11.327.623
|
1.102.182
|
9.048.237
|
25,78
|
25,19
|
Tây ban Nha
|
643.610
|
5.481.502
|
839.793
|
15.019.311
|
-23,36
|
-63,50
|
Philippin
|
547.471
|
3.474.787
|
445.248
|
5.547.461
|
22,96
|
-37,36
|
Trung Quốc
|
|
27.744
|
|
513.763
|
*
|
-94,60
|
Nguồn:Vinanet