Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và doanh thu dịch vụ thu ngoại tệ tháng 8 ước thực hiện 101,2 triệu USD, tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 3,5% so cùng kỳ; trong đó, xuất khẩu hàng hóa 98,07 triệu USD, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 3% so cùng kỳ; dịch vụ thu ngoại tệ 3,15 triệu USD, tăng 7,4% so với tháng trước và tăng 22,9% so với cùng kỳ.
Tám tháng, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và doanh thu dịch vụ thu ngoại tệ ước thực hiện 691 triệu USD, đạt 65,8% kế hoạch năm và tăng 18,4% so với cùng kỳ; trong đó, xuất khẩu hàng hóa ước thực hiện 666,6 triệu USD, đạt 65,5% kế hoạch năm và tăng 18,1% so với cùng kỳ; dịch vụ thu ngoại tệ ước thực hiện 24,4 triệu USD, đạt 76,4% kế hoạch năm và tăng 27,9% so với cùng kỳ.
* Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu:
-Gạo: tháng 8 ước thực hiện 55,8 ngàn tấn, tăng 0,9% so tháng trước; với giá trị 27,2 triệu USD, tăng 1% so tháng trước. Tám tháng, ước thực hiện 439,9 ngàn tấn, đạt 73,3% kế hoạch năm, tăng 10,9% so với cùng kỳ; với giá trị 205,6 triệu USD, đạt 82,6% kế hoạch năm và tăng 28,8% so với cùng kỳ.
Tình hình xuất khẩu gạo tháng 8 tương đối thuận lợi, doanh nghiệp tập trung thực hiện các hợp đồng mới ký kết với các nước Bangladesh, Indonesia. Hiện giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh, giá chào gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng lên 550-560 USD/tấn (giá FOB), tăng 60-65 USD/tấn so trung tuần tháng 7. Tuy nhiên, cũng do nguyên liệu trong nước đang khan hiếm và giá ở mức cao nên các doanh nghiệp chưa ký được hợp đồng mới.
Trong nước doanh nghiệp và thương lái đẩy mạnh thu mua lúa gạo để xuất khẩu nên giá lúa nguyên liệu trong nước tiếp tục tăng. Hiện nay giá lúa thường dao động ở mức 6.500-6.700 đồng/kg, tăng bình quân 500 đồng/kg so tháng trước.
-Thủy sản: tháng 8 ước thực hiện 12,48 ngàn tấn, tăng 1% so tháng trước; với giá trị 39,5 triệu USD, tăng 1% so tháng trước. Tám tháng, ước thực hiện 87,6 ngàn tấn, đạt 54,1% kế hoạch năm và giảm 12,9% so với cùng kỳ; với giá trị 267,3 triệu USD, đạt 54,3% kế hoạch năm và tăng 8,3% so với cùng kỳ.
Tình hình xuất khẩu thủy sản tháng 8 kém thuận lợi, do nhu cầu nhập khẩu trong các tháng hè của các nước không cao, nhất là thị trường EU là thị trường chính nhập khẩu cá tra. Mặt khác, do khó khăn về kinh tế nên các nhà nhập khẩu ở thị trường EU cắt giảm hoặc tạm hoãn hợp đồng.
Giá cá tra nguyên liệu trong nước hiện vẫn giữ ở mức 23.000-24.000 đồng/kg, người nuôi cá đang gặp khó khăn do giá bán cá thấp, sức tiêu thụ chậm dẫn đến cá bị quá lứa.
-Hàng may mặc: tháng 8 ước thực hiện 475,7 ngàn sản phẩm, với giá trị 6,1 triệu USD, tăng 1,1% so tháng trước. Tám tháng, ước thực hiện 3,15 triệu sản phẩm, với giá trị 37,9 triệu USD, đạt 45,7% kế hoạch năm và tăng 15,5% so với cùng kỳ.
-Giày - dép: tháng 8 ước thực hiện 86,6 ngàn đôi, với giá trị 250 ngàn USD, tăng 5,9% so tháng trước. Tám tháng, ước thực hiện 577,4 ngàn đôi; với giá trị 1,93 triệu USD, đạt 20,4% kế hoạch năm và giảm 47,2% so với cùng kỳ.
-Da thuộc: tháng 8 ước thực hiện 1,35 triệu USD, tăng 11,7% so tháng trước. Tám tháng, ước thực hiện gần 7,4 triệu USD, đạt 74% kế hoạch năm và tăng 28,6% so với cùng kỳ.
-Hàng thủ công mỹ nghệ: tháng 8 ước thực hiện 248 ngàn USD, tăng 6,9% so tháng trước. Tám tháng, ước thực hiện 1,58 triệu, đạt 22,6% kế hoạch năm và giảm 26,9% so với cùng kỳ.
Nhập khẩu
Giá trị kim ngạch nhập khẩu tháng 8 ước thực hiện 33,96 triệu USD, tăng 0,6% so tháng trước. Tám tháng, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện gần 290 triệu USD, đạt 43,3% kế hoạch năm và tăng 3,7% so với cùng kỳ. Trong đó, hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất là chủ yếu.
Nguồn:Vinanet