(VINANET) - Sau kỳ nghỉ Tết dài ngày, sang đến tháng 2/2012 xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã tăng mạnh, tăng 79,62% về lượng và tăng 81,82% so với tháng đầu năm do thời tiết hỗ trợ cho việc phơi khô cà phê, với 201,5 nghìn tấn, trị giá 412,6 triệu USD. Tính chung 2 tháng đầu năm 2012 thì xuất khẩu cà phê của Việt Nam đều giảm cả về lượng và trị giá, giảm lần lượt 12,6% và 10,6%, đạt lần lượt 313,6 nghìn tấn, trị giá 639,5 triệu USD.
Đức – là thị trường chính xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm với 49,2 nghìn tấn, trị giá 100,1 triệu USD. Tính riêng trong tháng 2, thì xuất khẩu cà phê sang thị trường này tăng trưởng đột biến về lượng so với tháng đầu năm, tăng 1727,87% với 32,5 nghìn tấn, đạt kim ngạch 66,7 triệu USD, tăng 95,71%.
Cùng với thị trường Đức, thị trường Ba Lan cũng có sự tăng trưởng vượt bậc về lượng so với tháng đầu năm, với lượng xuất trong tháng là 1,2 nghìn tấn, đạt kim ngạch 2,4 triệu USD, tăng 1062,96% về lượng và tăng 1150,75% về trị giá.
Thị trường đứng thứ hai sau Đức là Hoa Kỳ với lượng xuất trong tháng là 20 nghìn tấn, trị giá 47,1 triệu USD, tăng 15,29% về lượng và tăng 15,92% về trị giá so với tháng liền kề trước đó, nâng lượng kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường này hai tháng đầu năm lên 87,7 triệu USD, với 37,4 nghìn tấn.
Nhìn chung, xuất khẩu cà phê trong tháng thứ hai của năm 2012 này đều tăng trưởng ở hầu khắp các thị trường, chỉ có một số thị trường giảm như Bỉ (giảm 4,77% về lượng và 6,81% về trị giá); Nam Phi (giảm 17,52% về lượng, 13,52% về trị giá); Canada (giảm 31,39% về lượng, 12,38% về trị giá).
Đáng chú ý, trong tháng 2/2012, xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thêm thị trường Đan Mạch với lượng xuất 84 tấn, trị giá 174,4 nghìn USD.
Thống kê thị trường xuất khâu cà phê 2 tháng đầu năm 2012
ĐVT: lượng (tấn); Trị giá (USD)
|
|
|
% so sánh T2/2012 với T1/2012
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nam Phi
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) cho biết, niên vụ cà phê 2011/12 đã thu hoạch xong trên cả nước, sản lượng sẽ thấp hơn so với mức sản lượng đã dự kiến trước khi vào vụ.
Do ảnh hưởng của các đợt áp thấp nhiệt đới, cơn bão số 7 và gió mùa đông bắc tràn qua đã gây tình trạng mưa phùn cho khu vực Tây Nguyên trong giai đoạn cuối năm 2011, khiến cây cà phê đồng loạt bung hoa, gây tác động xấu đến năng suất và sản lượng cà phê của cả nước trong niên vụ 2012/13.
Thêm vào đó, sản lượng cũng bị ảnh hưởng do diện tích cây cà phê già cỗi trên 20 năm đang ngày càng tăng lên, đến nay đã lên đến xấp xỉ 30%. Năng suất của những vườn cà phê già chỉ bằng một nửa so với các vườn cà phê trẻ. VICOFA dự báo, sản lượng cà phê của nước ta trong niên vụ 2012/13 sẽ giảm khoảng 15-20% so với niên vụ trước.
Theo quy định mới, từ tháng 10/2012 trở đi, mỗi doanh nghiệp thuộc Hiệp Hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) sẽ bị thu phí 2 USD đối với mỗi tấn cà phê khi xuất khẩu.
Nhiều ý kiến lo ngại, hiện các doanh nghiệp nước ngoài đang trực tiếp thu mua, xuất khẩu khoảng 50% sản lượng cà phê hàng năm của Việt Nam. Nếu chỉ thu phí từ các hội viên của Vicofa, mà không thu phí từ các doanh nghiệp ngoài hiệp hội, đặc biệt là các thương nhân nước ngoài, thì càng gia tăng sự bất bình đẳng trong xuất khẩu cà phê.
Hiện nay cả nước có trên 150 doanh nghiệp, tổ chức không sản xuất cà phê mà chỉ thu mua xuất khẩu. Việc sàng lọc doanh nghiệp mới xuất khẩu cà phê bằng điều kiện bắt buộc là cần thiết để ổn định lại thị trường, giảm tình trạng tranh mua tranh bán thiếu lành mạnh. Nhưng trong bối cảnh ngành cà phê Việt Nam đang còn tình trạng xuất khẩu thô phổ biến như hiện nay thì các quy định mới nên tập trung vào các tiêu chí nâng cao chất lượng hơn là đưa ra các quy định về số lượng, doanh nghiệp vừa khó đáp ứng và cũng chẳng mấy có ý nghĩa đối với việc đưa kinh doanh xuất khẩu cà phê vào quy củ.
Nguồn:Vinanet