menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu dệt may 2 tháng đầu năm tăng trưởng 20,1%

10:14 22/03/2012

Ngành dệt may đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong các ngành xuất khẩu của Việt Nam. Trong 2 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 2.085.029.121 USD, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 13,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
  
  

Ngành dệt may đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong các ngành xuất khẩu của Việt Nam. Trong 2 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 2.085.029.121 USD, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 13,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may vào các thị trường truyền thống vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định. Tính đến hết tháng 2, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ tăng 15,57%, đạt trị giá 1.078.419.394 USD và chiếm 51,7% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước; đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản đạt 265.806.019 USD tăng 32,92% so với cùng kỳ.

Thị trường Hàn Quốc đang trở thành một thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp dệt may, bởi sức tiêu thụ ở thị trường này là khá lớn. Hiện thị trường Hàn Quốc đứng thứ 4 trong số các nước nhập khẩu hàng dệt may của Việt nam chỉ sau Mỹ, Nhật và EU. Các chuyên gia dự báo, khi Hiệp định Tự do thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc ký kết sẽ là “đòn bẩy” quan trọng nâng kim ngạch thương mại, trong đó có lĩnh vực dệt may. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này 2 tháng đầu năm 2012 đã tăng 55,12% so với cùng kỳ và đạt 172.336.739 USD.

Thị trường xuất khẩu dệt may 2 tháng đầu năm 2012

Thị trường

T2/2012

2T/2012

% tăng giảm T2/2012 so với T1/2012

% tăng giảm 2T/2012 so với cùng kỳ

 

Trị giá (USD)

Trị giá (USD)

Trị giá (%)

Trị giá (%)

Tổng

1.014.527.207

2.085.029.121

-5,9

20,1

Hoa Kỳ

522547214

1078419394

-6,48

15,57

Nhật Bản

142625329

265806019

14,57

32,92

Hàn Quốc

95336153

172336739

23,09

55,12

Đức

32081492

77832791

-31,06

2,6

Anh

27463853

57670341

-9,6

6,74

Tây Ban Nha

24523007

51781697

-10,39

-2,9

Canađa

16661687

37000439

-18,17

27,7

Đài Loan

15044031

26728117

27.,2

4,61

Trung Quốc

13522377

27440424

-5,69

76,57

Hà Lan

10170300

28381787

-44,37

9,8

Pháp

9279958

21517387

-24,8

-11,25

Bỉ

8634992

18643681

-14,01

13,81

Đan Mạch

7499888

15752241

-9,12

16,3

Indonêsia

6095046

11001276

23,24

-6,39

Hồng Kông

6088325

11770118

6,25

56,7

Campuchia

5660007

11000821

5,98

-9.,4

Italia

4167972

15906751

-64,62

-16,37

Nga

3954023

10340782

-38,61

1,43

Ôxtraylia

3832149

9017130

-26,69

21,07

Thụy Điển

3551804

7095403

0,23

-23,38

Mêhicô

3540582

9846555

-43,92

13,87

Panama

2963946

5597821

12,22

168,62

Malaysia

2692622

4062126

96,49

-8,57

Séc

2387050

6305459

-39,08

13,08

Thái Lan

2378768

4697826

-13,68

-4,86

Singapore

2335250

4112706

30,35

18,56

TiểuVQ ArậpTN

2313810

4646382

-0,84

-36,53

Philippin

1941076

2675727

124,89

-13,69

Braxin

1705349

5798860

-58,36

66,96

Bănglađét

1666988

3127232

11,04

*

Arập xêút

1373708

3531646

-36,34

-51,75

Ucraina

1359033

3946741

-47,49

48,07

Nam Phi

1336916

3281237

-33,29

-30,56

Achentina

1276475

2996053

-25,77

*

Bờ Biển Ngà

1002270

1119473

*

*

Áo

978226

2154960

-16.87

0.73

Nauy

887917

2347765

-39.18

-3.13

Ấn Độ

755754

2237353

-62.21

25.15

Ba Lan

683502

2101383

-51.81

-42.19

Cuba

610990

1028731

46.26

223.06

Thổ Nhĩ Kỳ

608409

1248104

-5.6

-94.01

Thụy Sỹ

507875

1703850

-57.53

28.48

Ai cập

382805

499014

229.41

-47.88

Neu zilân

377907

798146

-10.07

*

Hungari

341005

1487712

-70.26

56.87

Hy Lạp

327820

916995

-46.94

-26.18

Mianma

296365

340400

*

-12.49

Phần Lan

278480

778144

-45,36

-66.66

Lào

123443

801556

-83,4

-40.01

Nigiêria

36055

71431

1,92

*

Năm 2012 cũng được xem là năm thách thức về thị trường xuất khẩu của ngành dệt may. Xuất khẩu dệt may vào các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, châu Âu... thời gian tới sẽ gặp khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu. Mặt khác, do khó khăn về thị trường xuất khẩu, một số nước như Ấn Độ, Indonesia... đã chấp nhận giảm giá để hút đơn hàng nên các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải có chiến lược cụ thể để có thể sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn với các đối thủ khác.

Theo các chuyên gia trong ngành, để có thể giải quyết được những khó khăn thì bản thân các doanh nghiệp cũng nên nỗ lực tìm cơ hội tại các thị trường mới, tránh tình trạng phụ thuộc quá lớn vào các thị trường cũ. Hiện nay, các doanh nghiệp đã tìm hướng xâm nhập và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường mới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, New Zealand, Ấn Độ, Nga... Nếu như trước đây, chỉ riêng thị trường Mỹ đã chiếm tới 60% hàng dệt may Việt Nam thì hiện tiêu thụ chỉ còn khoảng 51%, các thị trường nhỏ trước đây chỉ chiếm 10%, đến nay nhờ nỗ lực của các doanh nghiệp đã nâng lên con số 20%.

(Vinanet)

Nguồn:Vinanet