(VINANET) Tính đến cuối tháng 1/2015, Việt Nam đã xuất khẩu 325.621 tấn gạo, trị giá 153,23 triệu USD (giảm 11,72% về lượng và giảm 12,86% về kim ngạch so với tháng 1/2014).
Giá gạo 5% tấm xuất khẩu trong tháng 1-2015 đạt 376 USD/tấn (so với cùng kỳ năm 2014 là 401 USD/tấn, giảm 6,3%); loại 25% tấm xuất khẩu đạt 349 USD/tấn (so với cùng kỳ năm 2014 là 380 USD/tấn, giảm 8,1%).
Gạo 5% tấm tại Việt Nam kết thúc tháng 1 với mức giá khoảng 360 USD/tấn, giảm khoảng 6% so với tháng 12/2014 và giảm khoảng 11% so với một năm trước.
Trong tháng 1, Trung Quốc là đối tác lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với 71 nghìn tấn, tăng 9,44% so với cùng kỳ năm 2014. Thị trường tiếp theo là Ghana đạt 45 nghìn tấn, tăng 390% lần so với tháng 1 năm 2014.
Đáng chú ý nhất là xuất khẩu gạo sang thị trường Bờ biển Ngà tháng 1 đã có sự giá tăng đột biến, về lượng tăng tới 521 lần và về kim ngạch cũng tăng tới 331 lần (đạt 48.500 tấn, tương đương 22,13 triệu USD). Bên cạnh đó là một số thị trường cũng đạt mức tăng cao như: xuất sang Gana tăng 390% về lượng và tăng 346% về kim ngạch; sang Nga tăng 225% về lượng và tăng 206% về kim ngạch; Hà Lan tăng 485% về lượng và tăng 402% về kim ngạch.
Trong tháng 1, kết quả xuất khẩu gạo đạt thấp so với mục tiêu đề ra. Vì vậy, Phó Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, nắm chắc diễn biến thị trường, xây dựng các giải pháp, xúc tiến thương mại cụ thể với từng thị trường theo hướng giữ vững và khai thác tối đa cơ hội của các thị trường tập trung, thị trường lớn, khôi phục các thị trường thương mại gạo truyền thống và từng bước phát triển thị trường mới.
Phó Thủ tướng cũng đồng ý gia hạn cho phép một số đơn vị thuộc Tổng Công ty Lương thực miền Bắc được sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của Tổng Công ty để xuất khẩu gạo qua biên giới cho đến hết năm 2015.
Các chuyên gia đã kêu gọi chính phủ Việt Nam phát triển một thương hiệu quốc gia cho gạo Việt Nam để tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường thế giới, mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới nhưng khả năng cạnh tranh của Việt Nam còn thấp so với Thái Lan và Ấn Độ.
Số liệu của TCHQ về xuất khẩu gạo tháng 1/2015
Thị trường
|
T1/2015
|
T1/2014
|
T1/2015 so với T1/2014(%)
|
Lượng
(tấn)
|
Trị giá
(USD)
|
Lượng
(tấn)
|
Trị giá
(USD)
|
Lượng
|
Trị giá
|
Tổng cộng
|
325.621
|
153.226.801
|
368.867
|
175.832.182
|
-11,72
|
-12,86
|
Trung Quốc
|
71.137
|
29.317.338
|
65.001
|
28.205.995
|
+9,44
|
+3,94
|
Gana
|
45.269
|
25.662.993
|
9.238
|
5.748.915
|
+390,03
|
+346,40
|
Bờ biển Ngà
|
48.500
|
22.125.303
|
93
|
66.824
|
+52050,54
|
+33009,82
|
Malaysia
|
15.824
|
7.466.406
|
8.457
|
5.224.479
|
+87,11
|
+42,91
|
Singapore
|
12.775
|
6.809.271
|
9.718
|
5.331.440
|
+31,46
|
+27,72
|
Hồng Kông
|
9.376
|
5.516.617
|
11.275
|
7.098.051
|
-16,84
|
-22,28
|
Nga
|
6.300
|
2.814.600
|
1.936
|
918.849
|
+225,41
|
+206,32
|
Hoa Kỳ
|
3.586
|
2.353.470
|
2.807
|
1.850.633
|
+27,75
|
+27,17
|
Philippines
|
3.800
|
1.634.000
|
203.618
|
94.133.906
|
-98,13
|
-98,26
|
Nam Phi
|
3.176
|
1.295.362
|
2.215
|
930.975
|
+43,39
|
+39,14
|
Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất
|
1.473
|
896.862
|
1.712
|
1.143.271
|
-13,96
|
-21,55
|
Brunei
|
1.402
|
759.464
|
751
|
489.693
|
+86,68
|
+55,09
|
Đài Loan
|
1.344
|
687.996
|
1.861
|
1.079.442
|
-27,78
|
-36,26
|
Ucraina
|
1.496
|
629.210
|
|
|
*
|
*
|
Indonesia
|
1.150
|
529.650
|
1.400
|
721.000
|
-17,86
|
-26,54
|
Angola
|
481
|
297.107
|
435
|
224.991
|
+10,57
|
+32,05
|
Australia
|
425
|
296.461
|
463
|
316.107
|
-8,21
|
-6,21
|
Hà Lan
|
585
|
296.145
|
100
|
59.000
|
+485,00
|
+401,94
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
350
|
190.100
|
375
|
212.875
|
-6,67
|
-10,70
|
Chi Lê
|
425
|
172.625
|
|
|
*
|
*
|
Senegal
|
238
|
154.375
|
1.170
|
520.650
|
-79,66
|
-70,35
|
Tây BanNha
|
89
|
47.186
|
47
|
25.705
|
+89,36
|
+83,57
|
Irắc
|
26
|
20.423
|
|
|
*
|
*
|
Thủy Chung
Nguồn: Vinanet
Nguồn:Vinanet