VINANET - Năm 2010, kim ngạch trao đổi hai chiều giữa Việt Nam và Pháp đạt con số ấn tượng 2 tỷ EURO. Sang năm 2011, theo số liệu thống kê của TCHQ Việt Nam thì 7 tháng đầu năm Việt Nam đã xuất khẩu sang Pháp 856,8 triệu USD, tăng 56,77% so với 7 tháng năm 2010. Tính riêng tháng 7, Việt Nam đã xuất khẩu sang Pháp trên 134 triệu USD, giảm 8,68% so với tháng liền kề trước đó, nhưng tăng 63,6% so với tháng 7/2010.
Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Pháp trong 7 tháng này là điện thoại các loại và linh kiện, giày dép, hàng dệt may, thủy sản, túi xách…. Trong đó mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện có kim ngạch đạt cao với 196,4 triệu USD, tăng 1021,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tháng 7 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Pháp đạt 26,9 triệu USD tăng 1420,7% so với tháng 7/2010, nhưng giảm 15,2% so với tháng 6/2011.
Pháp là một nước có nền kinh tế phát triến tương đối toàn diện và đồng đều cả công nghiệp lẫn nông nghiệp, đứng thứ 5 thế giới (sau CHLB Đức, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản) tính theo GDP. Doanh nghiệp (DN) tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Pháp. Chính phủ Pháp cho phép các DN nước ngoài hoạt động thuận lợi và tuyển dụng lao động địa phương; Cho phép người có năng lực trình độ có thể được định cư tại Pháp trong vòng 10 năm cùng gia đình. Ngoài ra, trên 50% các khoản thuế của DN được hưởng miễn giảm. Đây là những điều kiện tốt cho DN nước ngoài tìm hiểu khi có ý định kinh doanh với thị trường Pháp và các DN Việt Nam đang xuất khẩu sang Pháp cần biết tận dụng những ưu đãi này.
Tuy nhiên, ông Olivier Monange- Văn phòng luật DS AVOCATS- lưu ý: Các DN Việt Nam muốn tiếp cận, mở rộng kinh doanh xuất khẩu thành công tại thị trường Pháp cần nắm bắt, tìm hiểu kỹ những quy định về thương mại của Pháp, bởi những quy định này thường rất khắt khe trước khi đưa hàng hóa vào. DN Việt Nam mới lần đầu xuất khẩu sang Pháp nên tìm một công ty tư vấn hoặc một nhà phân phối của Pháp để làm đối tác. Cụ thể các DN Việt Nam cần phải lưu ý 3 vấn đề sau:
Thứ nhất, khi đưa sản phẩm hàng hóa vào thị trường Pháp cần tìm hiểu kỹ về thủ tục hải quan và chế độ thuế. DN phải xác định xem hàng hóa của mình nằm trong danh mục hải quan nào, cần hiểu rõ và tuân thủ những quy định về thông tin bắt buộc, xác định xuất xứ của hàng hóa. DN có thể thông báo cho hải quan rồi gửi hàng hóa vào kho ngoại quan hoặc cơ sở kho bãi của mình rồi mới làm thủ tục thông quan.
Thứ hai, DN phải xác định xem kênh tiêu thụ hàng hóa của mình tại Pháp sẽ được tiến hành thông qua các đại lý bán hàng hay ký hợp đồng phân phối với một nhà phân phối chuyên nghiệp. Tiếp đến là điều khoản giải quyết tranh chấp nên ghi rõ trong hợp đồng sẽ lựa chọn tòa án nào, trung tâm trọng tài quốc tế nào và chọn luật của nước nào để xử lý vụ việc.
Thứ ba, các DN Việt Nam đã hoặc đang có ý định xuất khẩu nhiều hàng hóa vào Pháp và châu Âu thì nên thành lập cơ sở tại Pháp thông qua hình thức mở văn phòng đại diện, chi nhánh công ty hoặc thiết lập một liên doanh với đối tác Pháp.
Ngoài ra, các DN Việt Nam cũng cần lưu ý đến những việc cụ thể thiết thực như khâu thanh toán, nếu lần đầu tiên tiếp cận thị trường Pháp, DN Việt Nam nên sử dụng kênh thanh toán đầu tiên là thư tín dụng (L/C).
Sau khi thiết lập được các mối quan hệ thân thiết và tin cậy thì có thể dùng kênh chuyên khoản (tuy nhiên biện pháp này không được an toàn lắm). Hiện ở Pháp và EU có nhiều quy chế dành cho các nhà xuất khẩu nước ngoài, DN Việt Nam nên xin được quy chế OEA. Đây là quy chế dành cho các DN được chấp thuận xuất khẩu vào Pháp để được hưởng hai lợi ích lớn: đơn giản hóa các thủ tục hải quan và đơn giản hóa các tiêu chí về an toàn vệ sinh, chất lượng sản phẩm.
Muốn xuất khẩu thành công vào Pháp, các DN Việt Nam nên đến tận nơi để tiếp thị sản phẩm. Đối tác đó có thể là các phòng thương mại và công nghiệp, các trung tâm môi giới… vì họ có mạng lưới khách hàng tiềm năng và rất rộng lớn ở nhiều ngành nghề có thể định hướng cho các DN Việt Nam đâu là khách hàng tiềm năng.
Một vấn đề nữa các DN Việt Nam cần nắm vững và tận dụng, đó là giao nhận vận tải đối với việc xuất, nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Pháp hiện khá thuận lợi. Nếu vận chuyển theo đường biển, thời gian vận chuyển khoảng 25-30 ngày, cước phí là 1.200 USD/container 20 Feet và 2.400 USD/container 40 Feet từ Việt Nam đi Pháp.
Muốn đưa hàng hóa vào thị trường Pháp thành công, các DN Việt Nam cũng nên tìm hiểu văn hóa kinh doanh tại Pháp. CCIFV có thể thẩm định, đánh giá tiềm năng xuất khẩu từng loại mặt hàng của Việt Nam vào thị trường Pháp theo yêu cầu của doanh nghiệp Việt Nam. Nếu thấy có tiềm năng, CCIFV sẽ tổ chức cho các doanh nghiệp Việt Nam đi thực tế và nghiên cứu về nhu cầu thị trường và tìm hiểu về doanh nghiệp đối tác tại Pháp.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Pháp 7 tháng đầu năm 2011
ĐVT: USD
|
|
|
|
% tăng giảm KN so T6/2011
|
% tăng giảm KN so T7/2010
|
% tăng giảm KN so với cùng kỳ
|
|
|
|
|
|
|
|
điện thoại các loại và linh kiện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
túi xách, ví, vali, mũ và ôdù
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
đá quý, kim loại quý và sản phẩm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
phương tiện vận tải và phụ tùng
|
|
|
|
|
|
|
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
sản phẩm mây, tre, cói và thảm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nguồn:Vinanet