menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu sang thị trường Pháp: Cơ hội và thực tiễn

08:48 10/08/2011

VINANET - Theo số liệu thống kê của TCHQ Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Pháp nửa đầu năm 2011 đạt 719,5 triệu USD, tăng 54,87% so với cùng kỳ năm trước, tính riêng tháng 6, Việt Nam đã thu về từ thị trường Pháp 146,7 triệu USD, tăng 11,38% so với tháng liền kề trước đó.
 
 

VINANET - Theo số liệu thống kê của TCHQ Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Pháp nửa đầu năm 2011 đạt 719,5 triệu USD, tăng 54,87% so với cùng kỳ năm trước, tính riêng tháng 6, Việt Nam đã thu về từ thị trường Pháp 146,7 triệu USD, tăng 11,38% so với tháng liền kề trước đó.

Trong 6 tháng đầu năm 2011, mặt hàng điện thoại và linh kiện có kim ngạch cao so với các chủng loại mặt hàng, đạt kim ngạch 169,5 triệu USD, chiếm 23,57% thị phần, tính riêng tháng 6 kim ngạch mặg hàng này xuất khẩu sang Pháp đạt 31,7 triệu USD.

Đứng thứ hai là mặt hàng giày dép với kim ngạch đạt trong tháng là 28,8 triệu USD, tăng 5,5% so với tháng 5. Nâng kim ngạch mặt hàng này 6 tháng đầu năm lên 117,7 triệu USD, chiếm 16,37% thị phần, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, sản phẩm gốm sứ tuy chỉ đạt kim ngạch 6,2 triệu USD trong nửa đầu năm này, nhưng lại có sự tăng trưởng vượt so với các mặt hàng , tăng 136,4% so với cùng kỳ năm 2010.

Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Pháp tháng 6, 6 tháng năm 2011

ĐVT: USD

 

KNXK T5/2011

KNXK T6/2011

KNXK 6T/2011

% tăng giảm KN so với T5

Tổng kim ngạch

131.794.694

146.795.241

719.570.767

11,38

điện thoại các loại và linh kiện

 

31.739.898

169.570.311

*

giày dép các loại

27.352.261

28.870.889

117.770.039

5,55

hàng dệt, may

16.714.874

24.708.097

82.545.991

47,82

Hàng thuỷ sản

12.821.311

14.463.137

59.416.591

12,81

túi xách, ví, vali, mũ và ôdù

8.505.532

7.960.047

40.245.609

-6,41

gỗ và sản phẩm gỗ

4.017.589

4.182.823

33.283.400

4,11

đá quý, kim loại quý và sản phẩm

5.429.458

3.448.204

27.612.022

-36,49

Cà phê

2.959.479

1.882.538

25.733.424

-36,39

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

2.851.695

3.874.431

18.583.294

35,86

sản phẩm từ chất dẻo

2.115.023

3.132.155

15.339.877

48,09

máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

2.356.579

2.106.570

11.186.237

-10,61

cao su

955.902

1.400.723

8.419.800

46,53

sản phẩm gốm, sứ

1.066.813

2.521.968

6.251.743

136,40

Hạt tiêu

1.298.506

1.667.209

6.075.288

28,39

sản phẩm từ sắt thép

857.369

1.412.934

5.892.853

64,80

bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

986.774

938.199

5.084.090

-4,92

phương tiện vận tải và phụ tùng

806.926

1.057.412

4.914.471

31,04

Hàng rau quả

706.091

940.268

4.638.696

33,17

sản phẩm mây, tre, cói và thảm

677.148

642.702

4.457.154

-5,09

Hạt điều

 

956.906

2.703.421

*

dây điện và dây cáp điện

289.348

398.928

2.291.507

37,87

gạo

218.837

25.390

488.503

-88,40

Tại Hội thảo “Xuất khẩu vào thị trường Pháp – Cơ hội và thực tiễn”, Ông Olivier Monange thuộc Văn phòng luật DS Avocats lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận thị trường Pháp có thể lập văn phòng đại diện hoặc công ty con nhưng không nên lập chi nhánh. 

Theo ông Monange, lập văn phòng đại diện, thủ tục thường đơn giản, tuy nhiên doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, không được phép thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ thực hiện nghiên cứu thị trường, theo dõi khách hàng. Nếu trưởng đại diện là người Việt phải khai báo trước để được cấp thẻ cho phép cư trú tại Pháp.

Còn lập chi nhánh thì được phép thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và phải trả thuế. Song thủ tục nặng nề và chi phí tốn kém. Phạm vi thu nhập chịu thuế của chi nhánh đến nay cũng chưa rõ ràng.

Để xuất khẩu thành công vào thị trường Pháp, các doanh nghiệp Việt Nam cần trực tiếp đến thăm dò thị trường Pháp, tìm hiểu về những  tiêu chuẩn, đặc điểm của thị trường Pháp và châu Âu. Ở Pháp, chúng tôi có chuẩn mực chung của châu Âu chứ không chỉ riêng của Pháp về vệ sinh chất lượng sản phẩm. Đối với mỗi loại hàng hóa lại có tiêu chuẩn khác nhau.

 Đồng thời, thị hiếu người tiêu dùng Pháp và châu Âu cũng cần trực tiếp tìm hiểu.

Những lưu ý về thủ tục thuế, hải quan cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang Pháp là:

Một là, doanh nghiệp Việt Nam mới lần đầu xuất khẩu sang Pháp cần tìm một doanh nghiệp tư vấn của Pháp. Họ sẽ cung cấp cho các bạn tư vấn phù hợp nhất với mô hình hoạt động và tạo được các điều kiện thực tế nhất khi lần đầu tiên các bạn đặt chân vào Pháp.

 Hai là, hiện ở Pháp và Liên minh châu Âu có nhiều quy chế dành cho các nhà xuất khẩu nước ngoài. Doanh nghiệp Việt nam nên xin được quy chế OEA (dành cho các doanh nghiệp được chấp thuận xuất khẩu vào Pháp) để được hưởng 2 lợi ích lớn: đơn giản hóa các thủ tục hải quan và đơn giản hóa các tiêu chí về an toàn vệ sinh, chất lượng sản phẩm. Từ đó, giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn xuất khẩu sang thị trường Pháp nên đến tận nơi để tiếp thị sản phẩm.

Khi sang tận nơi, doanh nghiệp Việt Nam nên tìm đến các phòng thương mại và công nghiệp. Họ có mạng lưới khách hàng tiềm năng rất rộng lớn ở nhiều ngành nghề và có thể định hướng cho các doanh nghiệp Việt Nam đâu là khách hàng tiềm năng.

Thứ hai là các hiệp hội nghề nghiệp. Chẳng hạn như hiệp hội ngành da dày, dệt may… Thứ ba là các kênh phân phối lớn thường có những văn phòng đại diện ở các nước. Nếu họ đã có văn phòng đại diện ở Việt Nam thì doanh nghiệp sẽ không nhất thiết phải sang tận nơi tìm hiểu thị trường.

Về vấn đề thanh toán hàng xuất khẩu sang thị trường Pháp, ông cho biết, nếu các doanh nghiệp vừa mới tiếp cận thị trường Pháp mà chưa có các đối tác lâu năm và truyền thống thì tôi khuyên nên sử dụng kênh thanh toán đầu tiên là tín dụng thư (L/C). Sau khi đã thiết lập được các mối quan hệ thân mật và tin cậy thì có thể dùng kênh chuyển khoản. Tuy nhiên, đây là biện pháp không an toàn.

Nguồn:Vinanet