menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu than đá chiếm 15,31% trong tổng kim ngạch sang thị trường Trung Quốc 7 tháng 2010

14:16 16/09/2010

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tháng 7/2010 đạt 563,3 triệu USD, tăng 38,44% so với tháng 7/2009, nâng kim ngạch 7 tháng đầu năm lên 3,4 tỷ USD, chiếm 8,9% trong tổng kim ngạch, tăng 44,21% so với 7 tháng năm 2009.
  
  
 
 
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tháng 7/2010 đạt 563,3 triệu USD, tăng 38,44% so với tháng 7/2009, nâng kim ngạch 7 tháng đầu năm lên 3,4 tỷ USD, chiếm 8,9% trong tổng kim ngạch, tăng 44,21% so với 7 tháng năm 2009.

Trong tháng 7, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc có thêm mặt hàng đá quý và kim loại so với tháng 7/2009.

Các mặt hàng chính của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc là than đá, cao su, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, hạt tiêu, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ…. Trong đó than đá đạt kim ngạch cao nhất, đạt 527 triệu USD trong 7 tháng đầu năm, chiếm 15,31% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này, tăng 5,21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Phòng Thương mại Xuất Nhập khẩu Kim loại, Hoá chất và Khoáng sản Trung Quốc (CCCMC) cho biết, Trung Quốc vẫn sẽ duy trì là nước nhập khẩu ròng than đá trong năm 2010, tuy nhiên nhập khẩu sẽ không tăng trưởng nhanh mà chỉ bằng mức của năm 2009. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, lượng than nhập vào Trung Quốc đạt 11 triệu tấn trong tháng 5/2010. Tháng 12 năm ngoái, nhập khẩu than đạt kỷ lục 16,4 triệu tấn. Trong tháng 5, giá than nhập vào Trung Quốc đạt bình quân 109 USD/tấn, cao hơn 11% so với tháng 4. Cách đây 1 năm, giá than nhập khẩu đứng ở 77 USD/tấn. Indonesia hiện là nhà cung cấp than lớn nhất cho Trung Quốc, tiếp đến là Australia, Việt Nam, Mông Cổ và Nga. Ngoài ra, Trung Quốc còn nhập than từ Colombia, Mỹ và Canada.

Xuất khẩu than đá của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2009 đạt xấp xỉ 940 triệu đô la, dầu thô 662 triệu đô la, cao su thiên nhiên 850 triệu, quặng và các khoáng sản khác khoảng 103 triệu đô la Mỹ. Trong số này chỉ có cao su là mặt hàng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tương đối và còn có khả năng tăng trưởng xuất khẩu. Hai nhóm mặt hàng chủ lực là dầu thô và than đá sẽ giảm mạnh. Dầu thô xuất khẩu năm 2009 đã giảm khoảng 24% để phục vụ cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và sẽ còn tiếp tục giảm. Còn than xuất khẩu sẽ dừng vào năm 2015 theo Chiến lược phát triển ngành than.

Đứng thứ hai sau than đá là mặt hàng cao su, chiếm 14,85% trong tổng kim ngạch với 509,2 triệu USD, tăng 55,25% so với 7 tháng năm 2009.

Ở nhóm hàng xuất khẩu có thể đẩy mạnh và hiện chiếm tỷ trọng trung bình từ 15-20% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc là nhóm nông, thủy sản thì sức cạnh tranh với chính hàng Trung Quốc và các quốc gia trong nhóm ASEAN 6 (Thái Lan, Malaysia...) lại yếu. Chủ yếu các mặt hàng xuất đi của Việt Nam là trái cây, cà phê, sắn lát, tinh bột sắn là hàng nguyên liệu hoặc sơ chế, số lượng tuy lớn nhưng giá trị thấp và khả năng tổ chức sản xuất để đảm bảo xuất khẩu theo các quy trình mà đối tác yêu cầu là rất yếu. Việc xuất khẩu nhóm hàng này mang tính manh mún, thời vụ và phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu của đối tác khiến cho việc đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu cũng khó có thể chủ động, dù tiềm năng của Việt Nam còn lớn.

Nhìn chung, trong 7 tháng năm 2010, hàng hóa của Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc đều tăng trưởng về kim ngạch. Chỉ có một số mặt hàng giảm là: hạt tiêu, giảm 14,36% so với 7 tháng năm 2009 đạt 308 triệu USD; hạt điều giảm 11,05% đạt 71,8 triệu USD; quặng và khoáng sản giảm 16,47% đạt 33,8 triệu USD…

Đối với thị trường Trung Quốc, Việt Nam chưa có cách thức tổ chức thị trường một cách bài bản để tập trung vào xuất khẩu một số sản phẩm có thế mạnh, thay vì cứ giới thiệu hàng hóa mang tính đại trà hoặc xuất khẩu một cách tự phát. Điều đó không mang lại hiệu quả xuất khẩu cao. Ở một khía cạnh khác, công tác xúc tiến thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam cũng còn sơ sài.

Bộ Công Thương đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc bình quân giai đoạn 2010-2015 đạt khoảng 20%/năm và tốc độ nhập khẩu bình quân mỗi năm tăng thêm 10%.

Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 7 tháng năm 2010

ĐVT: USD

Chủng loại mặt hàng

 
 
7T/2010
 
 
7T/2009
 
 
Tăng giảm KN 7T/2010 so 7T/2009 (%)
Tổng kim ngạch
3.429.275.708
2.377.892.702
+44,21
than đá
527.068.697
500.986.354
+5,21
cao su
509.294.744
328.057.035
+55,25
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
308.040.970
124.831.368
+146,77
Hạt tiêu
303.774.340
354.697.746
-14,36
dầu thô
231.615.414
220.212.526
+5,18
gỗ và sản phẩm gỗ
211.195.225
75.558.201
+179,51
xăng dầu các loại
142.367.933
38.746.948
+267,43
máy móc, thiết bị,dụng cụ phụ tùng khác
131.325.428
62.702.390
+109,44
giày dép các loại
77.290.801
55.134.215
+40,19
hàng thủy sản
75.366.467
52.192.408
+44,40
hạt điều
71.896.870
80.830.202
-11,05
sắt thép các loại
50.871.507
4.171.103
+1.119,62
hàng dệt, may
38.496.176
26.679.540
+44,29
quặng và khoáng sản khác
33.817.780
40.486.237
-16,47
Gạo
32.931.584
 
 
thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh
32.288.062
31.394.059
+2,85
hàng rau quả
30.985.272
24.280.892
+27,61
phương tiện vận tải và phụ tùng
26.912.758
9.644.755
+179,04
hoá chất
26.365.078
2.356.627
+1.018,76
sản phẩm từ cao su
20.397.583
17.923.044
+13,81
cà phê
19.959.170
11.623.850
+71,71
sản phẩm hóa chất
17.540.299
7.425.163
+136,23
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
15.266.937
10.124.515
+50,79
dây điệnvà dây cáp điện
12.048.197
3.108.168
+287,63
sản phẩm từ chất dẻo
9.633.890
9.550.274
+0,88
chè
8.551.918
4.409.931
+93,92
sản phẩm từ sắt thép
8.145.570
3.785.789
+115,16
chất dẻo nguyên liệu
6.634.675
9.511.724
-30,25
túi xách, ví,vali, mũ và ôdù
6.136.101
5.007.859
+22,53
giấy và các sản phẩm từ giấy
2.026.933
2.271.935
-10,78
sản phẩm gốm sứ
886.259
798.528
+10,99
đá quý,kim loại quý và sản phẩm
768.473
29.864
+2.473,24

(L.Hương)

Nguồn:Vinanet