menu search
Đóng menu
Đóng

Châu Phi: thị trường xuất khẩu không dừng ở tiềm năng

10:01 16/06/2014
Với quy mô thị trườVới quy mô thị trường 1,1 tỷ người, có nhu cầu nhập khẩu phần lớn các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm, châu Phi đang được xem là một thị trường lớn và nhiều tiềm năng đối với các DN xuất khẩu của Việt Nam.

Với quy mô thị trườVới quy mô thị trường 1,1 tỷ người, có nhu cầu nhập khẩu phần lớn các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm, châu Phi đang được xem là một thị trường lớn và nhiều tiềm năng đối với các DN xuất khẩu của Việt Nam.

Tại Hội thảo “Thông tin thị trường Trung Đông và Châu Phi, cơ hội và thách thức”, ngày 12/6 tại TPHCM, ông Phạm Trung Nghĩa, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Trung Đông, Châu Phi, Tây Á và Nam Á (Bộ Công Thương) cho biết, kinh tế của các nước châu Phi tăng trưởng tương đối nhanh trong thời gian vừa qua. Một số nước có tiềm lực kinh tế khá lớn, nguồn dự trữ ngoại tệ cao nhờ vào việc xuất khẩu dầu mỏ, khoáng sản.

Nền kinh tế thị trường tự do đã thiết lập hoàn toàn hoặc một phần lớn tại tất cả các nước châu Phi (41/55 nước ở châu Phi là thành viên WTO). Nhiều nước đang tiến hành dỡ bỏ dần hàng rào phi thuế quan, giảm thuế nhập khẩu, nới lỏng kiểm soát đối với vật giá trong nước.

Vì vậy, cùng với chủ trương đẩy mạnh quan hệ phát triển hợp tác với các nước châu Phi của Chính phủ, hàng hóa của Việt Nam đã có chỗ đứng và tương đối phù hợp với yêu cầu và thị hiếu của người dân châu lục nàTuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước châu Phi năm 2013 mới đạt 2.887 triệu USD, chiếm 67% tổng kim ngạch hai chiều (kim ngạch xuất nhập khẩu là 4.310 triệu USD) và chỉ chiếm 5% lượng hàng hóa cần nhập khẩu tại thị trường châu Phi.

Các mặt hàng DN Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là gạo, điện thoại, cà phê, hạt tiêu, thủy sản, máy vi tính, dệt may, dược phẩm và linh kiện điện tử. Trong đó, gạo và thủy sản là mặt hàng mà sức mua của thị trường châu Phi còn rất lớn.

Hiện tại, Việt Nam cũng có nhiều DN đã và đang tiến hành các hoạt động đầu tư tại thị trường châu Phi. Có thể kể đến Tập đoàn Viettel trong lĩnh vực viễn thông với dự án đầu tư tại Mozambique (345,6 triệu USD) và Cameroon (400 triệu USD); Tập đoàn PetroVietnam trong lĩnh vực khai thác và thăm dò dầu khí đầu tư 300 triệu USD tại Algeria, Cộng hòa Congo; ngoài ra còn nhiều DN tư nhân khai thác đầu tư xây dựng, sản xuất chế biến gỗ…

Kinh nghiệm được chia sẻ từ các DN đã đầu tư, xuất khẩu tại thị trường này cho thấy, bên cạnh những chính sách ưu đãi và các cơ chế mở của nền kinh tế thì khi xâm nhập vào thị trường châu Phi, các DN Việt Nam cần nắm bắt những thách thức, rào cản để xác lập được chiến lược kinh doanh cho phù hợp.

Hiện tại những nước là thị trường tiềm năng như Nam Phi, Nigeria… cũng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, thuế tự vệ…) và có những rào cản về kỹ thuật nghiêm ngặt như một số sản phẩm phải theo tiêu chuẩn của nước nhập khẩu, yêu cầu giấy chứng nhận Halal đối với thực phẩm nhập khẩu... hay bộ chứng từ gửi hàng xuất khẩu phải được cơ quan đại diện ngoại giao nước mua đóng ở nước bán chứng thực lãnh sự hóa.

Đặc biệt, các nước ở châu Phi thanh toán thường sử dụng hình thức D/P (chuyển tiền, đặt cọc) thay cho việc sử dụng L/C. Vì vậy, với các hình thức thanh toán trên các DN Việt cũng phải có các biện pháp phòng tránh rủi ro trong những trường hợp lừa đảo, gian lận thương mại từ các nước Tây Phi.

Đó là, đối với thanh toán D/P, DN Việt Nam cần đưa ra các mức % đặt cọc (thường là từ 30% trở lên) để đảm bảo an toàn cho các đơn hàng. Đặc biệt, không nên sử dụng hình thức thanh toán D/A (nhờ thu chấp nhận chứng từ) hay chuyển tiền bằng Westen Union cho việc thanh toán.

Bên cạnh đó, do thời gian vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Châu Phi thường mất từ 1-1,5 tháng/chuyến, các DN nên kết hợp hình thức xuất khẩu và nhập khẩu để giảm cước tàu. Có thể liên kết nhiều DN Việt với nhau để xem xét sử dụng hình thức hàng đổi hàng. Ví dụ gạo, sản phẩm may mặc, da giày của Việt Nam lấy bông, gỗ của châu Phi.

Nguồn:Báo Công Thương điện tử, Chihphu.vn

 

Nguồn:Vinanet