menu search
Đóng menu
Đóng

Hiệp định FTA Việt Nam - EU sẽ tạo cơ hội tăng xuất khẩu

11:13 20/05/2014
Hiệp định thương mại tự do với EU (FTA Việt Nam - EU), dự kiến kí kết vào tháng 10/2014, được kì vọng sẽ mang đến cơ hội “cùng thắng” cho cả hai bên tham gia kí kết, theo nhiều chuyên gia tại một hội nghị tại Tp. Hồ Chí Minh.

Hiệp định thương mại tự do với EU (FTA Việt Nam - EU), dự kiến kí kết vào tháng 10/2014, được kì vọng sẽ mang đến cơ hội “cùng thắng” cho cả hai bên tham gia kí kết, theo nhiều chuyên gia tại một hội nghị tại Tp. Hồ Chí Minh.

Theo Jean-Jacques Bouflet, cố vấn bộ trưởng và chủ tịch lĩnh vực thương mại và kinh tế của một phái đoàn EU tại Việt Nam, Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp tục là thị trường quan trọng nhất cho xuất khẩu Việt Nam.

Xuất khẩu từ Việt Nam đến châu Âu hiện tại được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), chế độ tạo cơ hội cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam tiếp cận thị trường châu Âu thông qua giảm hạn ngạch thuế quan. Tuy nhiên, thuế quan hưởng ưu đãi theo GSP không phải là giải pháp bền vững, do GSP phụ thuộc vào sự điều chỉnh mỗi 3 năm một lần. EU cho rằng đây là thời điểm Việt Nam nên tìm đến với một khung pháp lí ổn định và dễ dự đoán hơn cho thương mại song phương, do hàng hóa từ Việt Nam đã đạt đến độ cạnh tranh phù hợp tại các thị trường xuất khẩu.

Một Hiệp định thương mại tự do (FTA) chắc chắn là câu trả lời cho trường hợp này, do đây là thỏa thuận ưu tiên cho sản phẩm của Việt Nam được đảm bảo bởi một thỏa thuận tương tự như hợp đồng. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các công ty từ Việt Nam hưởng mức thuế xuất khẩu thấp hơn cả thuế theo chế độ GSP khi xuất khẩu đến châu Âu. Theo FTA, thuế đối với hầu hết sản phẩm Việt Nam xuất khẩu đến châu Âu sẽ giảm đến mức gần bằng 0%.

FTA song phương được dự đoán sẽ có tầm ảnh hưởng rộng, bao gồm cả sự gia tăng trong dòng chảy của những khoản đầu tư chất lượng từ châu Âu, thúc đẩy chia sẻ kinh nghiệm và chuyển giao kĩ thuật xanh, cũng như việc tạo ra thêm ngày càng nhiều việc làm và thu nhập cao hơn cho người dân Việt Nam.

2 bên đã hoàn thành 7 vòng đàm phán và vòng đàm phán kế tiếp được lên kế hoạch vào tháng tới. Cả EU và Việt Nam đều đặt mục tiêu kết thúc đàm phán FTA vào tháng Mười.

Các chuyên gia đều cho rằng để hưởng lợi ích từ FTA, các công ty trong nước cần chú ý đến hàng rào kĩ thuật của EU và tăng cường đầu tư để cải thiện chất lượng sản phẩm.

Frank Juettner, tổng giám đốc của TUV Rheinland Việt Nam, cho biết EU có nhiều qui định thương mại nhằm bảo đảm sức khỏe và an toàn cho con người cũng như cây trồng, thú vật và môi trường. Các qui định đó bao gồm REACH – Qui định cộng đồng châu Âu dành cho hóa chất cũng như cách thức sử dụng sao cho an toàn, FLEGT – qui định về Quản lí, thương mại và thực hiện luật về rừng nhằm giảm buôn bán gỗ trái phép, hay IUU – qui định chống đánh bắt cá trái phép.

Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Âu của Bộ Công thương đã khuyên các công ty trong nước nên làm việc trực tiếp với các chuỗi siêu thị châu Âu để xuất khẩu, do nếu sản phẩm của họ đã có thể vào được chuỗi siêu thị của EU là có thể thâm nhập vào được các kênh phân phối khác.

Theo Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại thành phố Hồ Chi Minh, EU đã vượt qua Hoa Kỳ trong năm 2012 trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của VIệt Nam và đối tác thương mại toàn diện lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong năm 2013, quan hệ thương mại song phương Việt Nam – EU đã đạt 33,6 tỉ USD, tăng 16% so với năm ngoái, trong đó xuất khẩu của Việt Nam chiếm 24,4 tỉ USD.

EU là một trong những nhà đầu tư lớn nhất Việt Nam, với 1.401 dự án đầu tư và tổng vốn đăng kí 18,02 tỉ USD trong nhiều lĩnh vực, trong đó có công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng dệt may, da giày, cà phê, đồ nội thất và hàng thủy hải sản sang châu Âu. Đổi lại, châu Âu xuất khẩu máy móc, dược phẩm, máy bay, trang thiết bị và xe cộ sang Việt Nam.

Nguồn: ITPC

Nguồn:Tin tham khảo