menu search
Đóng menu
Đóng

Thu hút vốn đầu tư từ Hoa Kỳ luôn được Việt Nam coi trọng hàng đầu

08:48 18/03/2014

Hoa Kỳ - nền kinh tế lớn nhất toàn cầu – được ghi nhận là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam trên toàn thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc và là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khu vực châu Mỹ trong năm 2013.

(VINANET) - Hoa Kỳ - nền kinh tế lớn nhất toàn cầu – được ghi nhận là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam trên toàn thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc và là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khu vực châu Mỹ trong năm 2013.

Năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 29,1 tỷ USD, tăng 18,8% so với năm 2012 và gấp 4,3 lần so với con số 6,77 tỷ USD được ghi nhận vào năm 2005. Trong đó, xuất khẩu đạt gần 23,9 tỷ USD, cao hơn 21,4 điểm phần trăm so với năm 2012 và nhập khẩu đạt 5,23 tỷ USD, tăng 8,4% so với kết quả hoạt động của một năm trước đó.

Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan mới đây công bố cho biết, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam-Hoa Kỳ trong 2 tháng đầu năm 2014 đạt 4,9 tỷ USD, tăng mạnh 25,8% so với kết quả thực hiện của cùng kỳ năm 2013. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 3,9 tỷ USD, tăng 26,5% và các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Hoa Kỳ đạt 936 triệu USD, tăng 22,4% so với kết quả hoạt động của 2 tháng đầu năm 2013.

Các mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ trong 2 tháng đầu năm nay là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, bông, thức ăn gia súc và nguyên liệu…. So với cùng kỳ năm 2013, 2 tháng đầu năm nay Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ có thêm một số mặt hàng như: đậu tương, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện với kim ngạch đạt lần lượt 110,1 triệu USD và 112,8 nghìn USD.

Trong số các mặt hàng nhập khẩu về từ thị trường Hoa Kỳ, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 14%, với kim ngạch 131,4 triệu USD, tăng 25,79% so với 2 tháng năm 2013.

Đứng thứ hai là hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng với kim ngạch 111,4 triệu USD, tăng 7,46%.

Nhìn chung, 2 tháng đầu năm nay nhập khẩu các mặt hàng chủ lực Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ đều tăng trưởng về kim ngạch, tăng trưởng mạnh nhất là mặt hàng ngô, tăng 98.279,96% so với cùng kỳ, tương đương với 47,5 triệu USD; tốc độ tăng mạnh thứ hai sau mặt hàng ngô là kim loại thường, tăng 603,22%; kế đến là chất dẻo nguyên liệu, tăng 442,97% so với cùng kỳ năm trước.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ 2 tháng đầu năm 2014- ĐVT: USD

 
KNNK 2T/2013
KNNK 2T/2013
% so sánh
Tổng KN
936.075.989
713.012.074
31,28
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
131.458.202
104.502.739
25,79
máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
111.407.493
103.674.545
7,46
bông các loại
79.239.962
77.209.095
2,63
thức ăn gia súc và nguyên liệu
67.981.924
37.282.181
82,34
ngô
47.545.066
48.328
98.279,96
nguyên phụ liệu dệt may, da giày
41.030.807
20.630.191
98,89
sữa và sản phẩm
34.683.891
29.824.044
16,30
chất dẻo nguyên liệu
34.415.390
6.338.319
442,97
sản phẩm hóa chất
32.080.231
6.725.782
376,97
gỗ và sản phẩm gỗ
31.432.158
23.298.926
34,91
hóa chất
21.919.326
26.144.245
-16,16
phương tiện vận tải khác và phụ tùng
12.852.106
10.326.552
24,46
sản phẩm từ sắt thép
10.626.048
6.822.124
55,76
hàng rau quả
9.550.331
7.046.225
35,54
lúa mì
9.341.231
12.492.006
-25,22
sản phẩm từ chất dẻo
7.805.709
81.841.841
-90,46
dược phẩm
7.420.127
956.993
675,36
đá quý, kim loại quý và sản phẩm
7.020.059
14.426.695
-51,34
quặng và khoáng sản khác
6.675.817
1.868.216
257,34
sản phẩm khác từ dầu mỏ
4.192.020
11.228.584
-62,67
cao su
3.888.702
1.931.077
101,37
kim loại thường khác
3.483.216
495.321
603,22
sắt thép các loại
3.363.305
1.279.569
162,85
ô tô nguyên chiếc các loại
3.092.750
2.585.618
19,61
sản phẩm từ kim loại thường khác
2.748.789
715.448
284,21
giấy các loại
2.600.525
3.694.145
-29,60
vải các loại
2.317.640
1.723.381
34,48
thuốc trừ sâu và nguyên liệu
2.179.547
31.122.286
-93,00
Hàng thủy sản
1.958.136
3.203.431
-38,87
dầu mỡ động thực vật
1.785.979
1.516.177
17,79
sản phẩm từ cao su
1.725.652
2.057.038
-16,11
linh kiện phụ tùng ô tô
1.509.180
1.360.288
10,95
phế liệu sắt thép
1.430.754
34.348.518
-95,83
dây điện và dây cáp điện
1.128.486
1.164.050
-3,06
sản phẩm từ giấy
810.018
771.573
4,98
phân bón các loại
697.931
745.469
-6,38
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
384.772
536.213
-28,24
nguyên phụ liệu thuốc lá
210.596
426.743
-50,65
điện thoại các loại và linh kiện
121.873
317.017
-61,56

Là một nền kinh tế toàn cầu nên Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là một trong những thị trường thu hút đầu tư hàng đầu.

Đây là khẳng định của Bộ Trưởng Đinh Tiến Dũng tại buổi hội đàm với Phòng Thương mại Hoa Kỳ (USCC), diễn ra sáng ngày 11/3, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Hoa Kỳ.

Bộ trưởng cho biết: Chính phủ Việt Nam luôn mong muốn tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, thông thoáng, tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp cả trong và ngoài nước sản xuất kinh doanh, đặc biệt là với Hoa Kỳ - một quốc gia có tiềm lực về khoa học và công nghệ. Vì vậy việc thu hút vốn đầu tư từ Hoa Kỳ luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.

Bộ trưởng đề nghị trong thời gian tới, Phòng Thương mại và các doanh nghiệp Hoa Kỳ cần tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin và tư vấn cho Chính phủ Việt Nam những kinh nghiệm quản lý nhà nước của các nước phát triển để Việt Nam hoàn thiện cơ chế quản lý theo hướng hiệu quả và gọn nhẹ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Tại buổi hội đàm, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng và ông Myron Brilliant, Phó chủ tịch điều hành và Trưởng ban đối ngoại USCC đã trao đổi về các nội dung chính như cập nhật tình hình kinh tế tài chính vĩ mô của Việt Nam năm 2013 và triển vọng năm 2014; thảo luận về cơ hội kinh doanh và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; và các vấn đề khác mà hai bên cùng quan tâm.

Hai bên cùng thống nhất sẽ phát triển kinh tế một cách có chất lượng hơn trong tương lai, cần phải nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng chọn lọc các dự án có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp; phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ hiện đại,...

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/Thị trường tài chính điện tử

Nguồn:Vinanet