menu search
Đóng menu
Đóng

Tìm giải pháp nâng giá trị cho hàng xuất khẩu Việt Nam

15:46 16/04/2015
Tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2015 với chủ đề “Đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nhằm tối ưu hoá các cơ hội thị trường”.

Tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2015 với chủ đề “Đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nhằm tối ưu hoá các cơ hội thị trường”.

Đây là hoạt động của ngành Công Thương trong chuỗi các chương trình hợp tác, xúc tiến thương mại và đầu tư tại Việt Nam nằm trong khuôn khổ Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 25 - Vietnam Expo 2015.

Ban tổ chức cho biết, diễn đàn diễn ra trong bối cảnh tổng thể tình hình xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá có những triển vọng khả quan do các chính sách hỗ trợ xuất khẩu, xúc tiến thương mại ngày càng được hoàn thiện, song song với việc Việt Nam đã liên tiếp hoàn thành đàm phán FTA với các đối tác kinh tế lớn có cơ cấu hàng hoá thương mại bổ sung với Việt Nam, gồm EU, Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan và Hàn Quốc, dự kiến sẽ mở ra nhiều cơ hội tiềm năng mới cho xuất khẩu.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã tập trung phân tích những tác động tới xuất khẩu của Việt Nam từ các hiệp định thương mại song phương và đa phương, nhận định về một số thị trường và lĩnh vực ngành hàng xuất khẩu triển vọng trong năm 2015 ; các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thông qua các hoạt động l ogistics hiệu quả và chia sẻ của doanh nghiệp về những trải nghiệm trong kinh doanh xuất khẩu. Trên cơ sở đó, b àn thảo về các giải pháp xúc tiến xuất khẩu cả trong ngắn hạn và dài hạn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hoá các cơ hội thị trường từ góc độ ngành dệt may nói riêng cũng như nhiều lĩnh vực ngành hàng xuất khẩu khác nói chung.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết: Trước đây Việt Nam thường n hập siêu nhưng nay đã có 4 năm xuất siêu. Điều này cho thấy cán cân thương mãi đã cân bằng nhưng với dự báo rất có thể năm nay sẽ nhập siêu trở lại nếu không có kiểm soát tốt. Việc đạt được cân bằng cán cân thương mại có khả năng nhập siêu cho thấy, xuất khẩu nước ta còn bấp bênh, chưa bền vững với nguyên nhân do những mặt hàng có sự đóng góp lớn cho xuất khẩu như nông sản và khoáng sản nhiên liệu có kim ngạch giảm dần. Với đặc điểm sản xuất nông thuỷ sản phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, thường xuyên chịu ảnh hưởng bão lụt; mặt hàng này là nhóm giá trị ban đầu mang lại thấp.

Đơn cử như mặt hàng từ cà phê, lúa gạo, hạt tiêu, điều… có giá trị xuất khẩu rất thấp mặc dù, nước ta đứng vị trí thứ nhất, thứ nhì. Nguyên nhân là do Việt Nam chưa làm chủ được thị trường, không quyết định giá mà phải chạy theo giá của thị trường. Với mặt hàng dầu thô cũng vậy vì sự biến động quá nhanh mạnh của thị trường thế giới đều tác động mạnh hoạt động xuất khẩu của nước ta. Ngoài ra, Việt Nam cũng có sản lượng gạo lớn nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm. Những điều này cho thấy, xuất khẩu của chúng ta không bền vững khi những mặt hàng có tỷ trọng xuất lớn nhưng xuất khẩu bấp bênh.

Về định hướng xuất khẩu của Bộ Công Thương trong thời gian tới, về mặt hàng nhiên liệu khoáng sản trong thời gian tới cần giảm xuất khẩu thô và nếu có phải có tăng chế biến các sản phẩm dầu thô. Đối với công nghiệp chế biến như cơ khí, đồ gỗ, nhựa, điện tử điện thoại cần nâng cao hàm lượng, phát triển công nghiệp hỗ trợ, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu với chủ trương chung tăng hàm lượng công nghệ và chất xám.

Liên quan đến mặt hàng nông lâm thuỷ sản, ông Hải cho rằng không thể bỏ qua trong bức tranh xuất khẩu với chủ trương chung bên cạnh nâng cao năng suất chất lượng, chế biến sâu và ứng dụng khoa học công nghệ trong chế biến. Trong điều kiện hiện nay chỉ đến ngưỡng, không thể tăng sản lượng mà phải đi sâu vào chế biến để nâng giá trị và hàm lượng tăng lên. Bên cạnh đó, đối với nhóm hàng mới cần có đột phá để nâng cao giá trị như điện thoại và tìm mặt hàng khác như mặt hàng xi măng (trước đây chỉ nhập xi măng nhưng giờ thừa xi măng đê xuất khẩu, tổng sản lượng 80 triệu tấn, xuất khẩu 19 triệu USD).
Bà Trần Như Hoa, Giám đốc Marketing Tập đoàn UPS Việt Nam chia sẻ, Việt Nam đang bước vào một thời điểm rất quan trọng trong lịch sử kinh tế đất nước, vì thế điều quan trọng là ngành công nghiệp Logistics cần sẵn sàng giải quyết những thách thức khi các điều kiện thị trường thay đổi để hỗ trợ kịp thời cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.

Với vai trò là kênh đối thoại mở, diễn đàn đã đem đến những thông tin cập nhật, những nhận định đa chiều về xúc tiến xuất khẩu, nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có những định hướng, chiến lược và kế hoạch tập trung cải thiện năng lực nội tại, nhằm từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, góp phần đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững trong viễn cảnh hội nhập kinh tế mới ngày càng sâu sắc hơn.

Nguồn: TTXVN

Nguồn:Thông tấn xã Việt Nam