menu search
Đóng menu
Đóng

Trao đổi thương mại Việt - Đức phát triển

11:08 02/10/2012

Dù môi trường kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng những năm qua, trao đổi thương mại giữa hai nước tiếp tục phát triển. Việt Nam có mức tăng trưởng nhanh và xây dựng một nền kinh tế đa dạng.
 
 

(VINANET)- Dù môi trường kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng những năm qua, trao đổi thương mại giữa hai nước tiếp tục phát triển. Việt Nam có mức tăng trưởng nhanh và xây dựng một nền kinh tế đa dạng.

Trong 6 tháng đầu năm 2012, bất chấp khủng hoảng kinh tế, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước tiếp tục tăng 15% so với cùng kỳ năm 2011, đạt gần 2,9 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Đức đạt 1,922 tỷ USD.

Trong 8 tháng đầu năm 2012 Việt Nam đã xuất khẩu 2,6 tỷ USD hàng hóa sang Đức, giảm 21,37% so với cùng kỳ năm trước, tính riêng tháng 8, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Đức đạt 384,4 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Đức là điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, cà phê, giày dép các loại, hàng thủy sản…với kim ngạch đạt lần lượt 686,6 triệu USD; 369,5 triệu USD; 330,7 triệu USD; 259 triệu USD; 129,1 triệu USD…

Theo Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Liên Bang Đức tại Việt Nam, thách thức mà Việt Nam đang đối mặt chính là việc bước lên một nấc thang mới để trở thành một nền kinh tế có thu nhập trung bình cao hơn nữa. Đại sứ tin rằng, giáo dục là chìa khóa cho thành công trong tương lai. Giống như Đức, Việt Nam đang đối mặt với vấn đề toàn cầu hóa và thay đổi liên tục, có ảnh hưởng đến môi trường làm việc của chúng ta. Đức là mảnh đất của những ý tưởng. Nền giáo dục của Đức tạo ra rất nhiều cơ hội học tập cho tất cả mọi người. Đồng thời, Đức cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc thích nghi với những nhu cầu mới của toàn cầu hóa.

Trong một năm kể từ ngày Việt Nam và CHLB Đức chính thức trở thành đối tác chiến lược (Tháng 10/2011), mỗi quan hệ Việt Nam – Đức đã phát triển mạnh mẽ và tích cực trên tất cả các mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế - đầu tư. Đức liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong liên minh châu Âu (EU).

Tính đến cuối tháng 8/2012, đã có 184 dự án đầu tư của Đức tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 904 triệu USD.

Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Đức 8 tháng 2012

ĐVT: USD

 

KNXK T8/2012

KNXK 8T/2012

KNXK 8T/2011

% +/- KN so cùng kỳ

Tổng KN

384.425.431

2.642.407.752

2.077.598.321

-21,37

điện thoại các loại và linh kiện

132.435.126

686.442.543

274.699.680

-59,98

hàng dệt, may

53.596.287

369.548.851

409.648.224

10,85

Cà phê

24.428.042

330.791.492

213.182.723

-35,55

giày dép các loại

29.734.171

259.025.850

263.209.978

1,62

Hàng thủy sản

18.622.878

129.104.182

162.294.144

25,71

máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

23.051.992

94.646.377

41.323.065

-56,34

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

20.098.705

92.515.426

31.288.452

-66,18

gỗ và sản phẩm

6.935.605

71.316.643

72.375.455

1,48

sản phẩm từ chất dẻo

10.331.009

71.087.796

65.417.816

-7,98

túi xách, ví, vali, mũ và ô dù

6.192.613

67.406.180

59.312.025

-12,01

Hạt tiêu

3.563.501

64.086.847

50.456.375

-21,27

cao su

10.762.571

62.986.156

82.237.470

30,56

sản phẩm từ sắt thép

7.920.651

57.167.780

55.810.480

-2,37

phương tiện vận tải và phụ tùng

833.172

31.866.671

28.013.013

-12,09

Hạt điều

3.255.079

20.953.582

12.080.403

-42,35

sản phẩm mây, tre, cói thảm

1.850.153

17.823.335

17.424.958

-2,24

sản phẩm gốm, sứ

1.797.060

14.383.608

15.030.099

4,49

sản phẩm từ cao su

917.190

7.595.079

9.600.569

26,41

Sản phẩm hóa chất

875.989

7.296.415

3.282.851

-55,01

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

675.004

6.083.050

6.086.316

0,05

Hàng rau quả

843.611

5.578.197

6.952.203

24,63

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

1.123.831

3.555.103

3.868.074

8,80

Chè

744.976

2.869.044

2.922.217

1,85

máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

509.138

2.696.427

12.210.473

352,84

giấy và các sản phẩm từ giấy

340.923

1.416.846

1.878.565

32,59

sắt thép các loại

 

154.091

547.611

255,38

Theo Bộ Công Thương, tiêu thụ năng lượng của Việt Nam ngày càng gia tăng, gấp gần 5 lần trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004 (từ mức 4,21 triệu tấn dầu quy đổi lên 19,55 triệu tấn), với mức tăng trung bình mỗi năm là 11,7%. Dự kiến, Việt Nam sẽ nhập khẩu năng lượng từ năm 2015.

Đối phó với nguy cơ thiếu hụt nguồn điện trong những năm tới, bên cạnh phát triển điện hạt nhân. Việt Nam đang hướng tới các nguồn năng lượng tái tạo, chủ yếu là năng lượng gió và mặt trời. Tuy nhiên, việc khai thác thị trường năng lượng tái tạo đang gặp phải những thách thức về công nghệ, chính sách và nếu không có sự góp sức từ nhà đầu tư nước ngoài thì Việt Nam rất khó hoàn thành mục tiêu đến năm 2015, năng lượng tái tạo chiếm 3% tổng công suất điện thương mại và đạt 5% vào năm 2020.

Trong thực tế, việc khai thác tiềm năng về năng lượng thì tái tạo tại Việt Nam từ lâu đã được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, trong đó đáng chú ý là nhà đầu tư đến từ Đức. Đó là liên doanh giữa Công ty Năng lượng gió Fuhrlaender AG (Đức) và Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN). Liên doanh này đang đầu tư xây dựng những tua-bin gió đầu tiên tại Bình Thuận, mỗi tua-bi có công suất phát điện 1,5 MW và là những tua-bin gió hiện đại nhất ở Việt Nam.

Theo Hiệp hội Hợp tá quốc tế Đức tại Việt Nam (GIZ), việc phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam còn gặp nhiều trở ngại. Chẳng hạn, Việt Nam chưa có luật về năng lượng tái tạo, với những quy định cụ thể nhằm thu hút vốn đầu tư. Giá mua điện tái tạo hiện nay khoảng 7,8 cent/kWh là khá thấp, khiến hầu hết các dự án năng lượng tái tạo không khả thi, làm nản lòng nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên năng lượng tái tạo còn gặp nhiều khó khăn do sự xung đột trong việc sử dụng đất. Ví dụ, Dự án điện gió ở Ninh Thuân, Bình Thuận bị chậm trễ do thiếu sự thống nhất giữa các cơ quan chức năng địa phương và chương trinh của Chính phủ, kế hoạch khai thác năng lượng điện gió trùng lắp với dự án khai thác titan.

 

 

Nguồn:Vinanet