Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 0,49%. Tại Việt Nam đầu phiên chiều hàng loạt cổ phiếu lớn giảm giá, điều này khiến đà giảm của VN-Index bị nới rộng thêm.
Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 0,18%, Topix giảm 0,036%.
Thị trường Trung Quốc trái chiều với Shanghai Composite tăng 0,09% còn Shenzhen Component tăng 0,11%. Hang Seng của Hong Kong giảm 0,17%.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,57%.
ASX 200 của Australia giảm 0,8%.
Biên bản họp chính sách gần đây của Ngân hàng Dự trữ Australia cho thấy cơ quan này ghi nhận đợt bùng phát biến chủng Delta kéo theo các lệnh phong tỏa “đã tạo ra sự bất ổn lớn đến triển vọng nửa cuối năm 2021”.
Nhà đầu tư tiếp tục theo dõi tình hình Covid-19 tại Australia với nhiều thành phố lớn tại nước này đang trong tình trạng phong tỏa.
Tại Việt Nam: Áp lực bán ở nhiều cổ phiếu là rất lớn và điều này tạo ra sự rung lắc mạnh đến các chỉ số, trong đó, VN-Index và HNX-Index đều tạm dừng trong sắc đỏ.
VHM phiên sáng giảm 2,8% xuống 112.800 đồng/cp, GAS giảm 1,6% xuống 92.700 đồng/cp, MWG giảm 1,2% xuống 168.000 đồng/cp, VRE giảm 1,1% xuống 28.200 đồng/cp.
Ở chiều ngược lại, đà tăng của VIC cũng bị thu hẹp lại và còn tăng 2% lên 100.400 đồng/cp, lực đỡ của VIC là không đủ để giúp VN-Index tăng điểm ở phiên sáng nay.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 1,06 điểm (-0,08%) xuống 1.369,9 điểm. HNX-Index giảm 0,27 điểm (-0,08%) xuống 343,26 điểm. UPCoM-Index vẫn tăng nhẹ 0,06 điểm (0,06%) lên 94,1 điểm.
Thanh khoản thị trường ở mức tương đương phiên sáng hôm qua với tổng giá trị khớp lệnh đạt 19.622 tỷ đồng, giảm 0,4%, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE giảm 1% và đạt mức 15.632 tỷ đồng. Khối ngoại vẫn bán ròng khoảng hơn 500 tỷ đồng ở sàn HoSE trong phiên sáng.
Ngay sau giờ nghỉ trưa, áp lực bán tiếp tục dâng cao và đẩy hàng loạt cổ phiếu lớn giảm giá, điều này khiến đà giảm của VN-Index bị nới rộng thêm. Dù có thời điểm, lực cầu xuất hiện giúp các chỉ số hồi phục nhưng áp lực bán quá mạnh tiếp tục đẩy thị trường đi xuống.
VHM, SAB và GAS là các cái tên tác động mạnh đến VN-Index theo chiều tiêu cực, trong đó, VHM giảm 4,3%, SAB giảm 4%, GAS giảm 1,9%.
Đáng chú ý, đà tăng của VIC còn bị thu hẹp đáng kể nên lực đỡ đến VN-Index cũng bị giảm đi, cổ phiếu này chỉ còn tăng 0,5% lên 98.900 đồng/cp.
Việt Nam: Thanh khoản thị trường giảm so với phiên trước, tổng giá trị khớp lệnh đạt 30.676 tỷ đồng, giảm 5,5%.
Kết phiên, VN-Index giảm 7,87 điểm (-0,57%) xuống 1.363,09 điểm. Toàn sàn có 148 mã tăng, 232 mã giảm và 32 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,42 điểm (-0,12%) xuống 343,33 điểm. Toàn sàn có 103 mã tăng, 124 mã giảm và 61 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,16 điểm (0,17%) lên 94,2 điểm.
Thanh khoản thị trường giảm so với phiên trước, tổng giá trị khớp lệnh đạt 30.676 tỷ đồng, giảm 5,5%, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE giảm 6,4% và đạt 24.479 tỷ đồng. Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hơn 1.300 tỷ đồng ở sàn HoSE trong phiên này và tập trung bán các mã như VHM, VIC, HPG...
Chứng khoán Mỹ: Phố Wall ngày 16/8 trái chiều với Dow Jones, S&P 500 lập đỉnh phiên thứ 5 liên tiếp khi nhà đầu tư chuyển sang lĩnh vực phòng thủ, phớt lờ số liệu kinh tế không như kỳ vọng từ Trung Quốc. Dow Jones tăng 110,02 điểm, tương đương 0,31%, lên 35.625,4 điểm. S&P 500 tăng 11,71 điểm, tương đương 0,26%, lên 4.479,71 điểm. Nasdaq giảm 29,14 điểm, tương đương 0,2%, xuống 14.793,76 điểm.
Thị trường chờ số liệu doanh thu bán lẻ tại Mỹ tháng 7 dự kiến công bố hôm nay.
Nguồn:VITIC/Reuters