menu search
Đóng menu
Đóng

Phó Thủ tướng yêu cầu đóng cửa nhà máy thép không đáp ứng quy chuẩn môi trường

09:12 09/09/2016

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất nhỏ với công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên liệu, năng lượng và ô nhiễm môi trường.


Xây dựng, phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép theo hướng hiện đại, bảo đảm phát triển ổn định và bền vững; giảm dần sự mất cân đối giữa sản phẩm thép dài với sản phẩm thép dẹt, giữa sản xuất và lưu thông phân phối.

Đó là chỉ đạo tại Thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về tình hình triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn đến 2020, có xét đến năm 2025.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, thời gian tới đánh giá lại cung cầu thép ở Việt Nam trên cơ sở đánh giá cung cầu thép thế giới, khu vực để điều chỉnh và đề xuất các giải pháp Quy hoạch tổng thể cho giai đoạn đến 2025, tầm nhìn đến 2035; đồng thời, xây dựng kế hoạch triển khai Quy hoạch phù hợp với điều kiện cụ thể.

Đồng thời phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Bên cạnh đó xây dựng hệ thống sản xuất thép với công nghệ tiên tiến, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên, năng lượng của đất nước, bảo vệ môi trường sinh thái tại các khu vực sản xuất và kinh doanh thép. Từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất nhỏ với công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên liệu, năng lượng và ô nhiễm môi trường.

Xây dựng, phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép theo hướng hiện đại, bảo đảm phát triển ổn định và bền vững; giảm dần sự mất cân đối giữa sản phẩm thép dài với sản phẩm thép dẹt, giữa sản xuất và lưu thông phân phối.

Đó là chỉ đạo tại Thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về tình hình triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn đến 2020, có xét đến năm 2025.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, thời gian tới đánh giá lại cung cầu thép ở Việt Nam trên cơ sở đánh giá cung cầu thép thế giới, khu vực để điều chỉnh và đề xuất các giải pháp Quy hoạch tổng thể cho giai đoạn đến 2025, tầm nhìn đến 2035; đồng thời, xây dựng kế hoạch triển khai Quy hoạch phù hợp với điều kiện cụ thể.

Đồng thời phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Bên cạnh đó xây dựng hệ thống sản xuất thép với công nghệ tiên tiến, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên, năng lượng của đất nước, bảo vệ môi trường sinh thái tại các khu vực sản xuất và kinh doanh thép. Từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất nhỏ với công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên liệu, năng lượng và ô nhiễm môi trường.

Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát lại các chính sách thuế về xuất, nhập khẩu để thúc đẩy phát triển ngành thép. Sớm nghiên cứu việc giảm thuế xuất khẩu đối với xỉ luyện thép để tạo điều kiện tiêu thụ phế thải này, giảm tác động đến môi trường, đồng thời tăng thêm nguồn thu ngoại tệ.

Các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm Quy hoạch ngành thép, chấp hành các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường trong công tác cấp phép đầu tư và giám sát hoạt động của các dự án sản xuất thép theo quy định.

Trong những năm qua, ngành thép Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng: năng lực sản xuất ngày càng tăng, sử dụng công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu về môi trường; tốc độ tăng trưởng sản lượng thép của các năm 2014-2015 đạt 19,8%-21,8%. Năm 2015 Việt Nam đã trở thành nước tiêu thụ nhiều thép nhất trong các nước Đông Nam Á. Hệ thống sản xuất và phân phối đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu thép xây dựng cả nước (khoảng 6 triệu tấn thép xây dựng trong tổng cầu khoảng 20 triệu tấn thép). Một số doanh nghiệp trong nước đã vươn lên trong việc áp dụng công nghệ hiện đại, đầu tư chiều sâu và đầu tư mới một số cơ sở sản xuất phôi thép, nhờ đó tăng năng lực sản xuất phôi thép cả nước, tạo ra cơ sở quan trọng để ngành thép Việt Nam phát triển.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển ngành thép còn nhiều hạn chế cần tập trung giải quyết như chất lượng quy hoạch chưa cao, các dự án còn manh mún, chưa có tính hệ thống, chưa gắn với nhu cầu đa dạng của nền kinh tế. Công tác xây dựng kế hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch chưa được triển khai quyết liệt, chưa cân đối được các nguồn lực để thực hiện dẫn đến việc thực hiện theo quy hoạch không hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế.

Nguồn: Báo Đầu tư