menu search
Đóng menu
Đóng

Bộ trưởng BCT phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng giữa kỳ lần thứ 3 Hiệp định RCEP

09:36 23/05/2017

Vinanet - Sáng ngày 22/5/2017, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng giữa kỳ lần thứ 3 Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tại Hội nghị.

Thưa các Ngài Bộ trưởng các nước ASEAN, Ốt-xtrây-lia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Niu Di-lân,

Thưa ông Lê Lương Minh, Tổng Thư ký ASEAN,

Thưa các Trưởng đoàn và thành viên đoàn đàm phán các nước tham gia đàm phán Hiệp định RCEP,

Trước hết, tôi xin nhiệt liệt chào mừng các vị Bộ trưởng và các thành viên đoàn đàm phán của 15 nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tới Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 3. Việt Nam rất hân hạnh tổ chức Hội nghị Bộ trưởng này nhằm thúc đẩy đàm phán hướng tới kết thúc sớm như các Nhà Lãnh đạo đã chỉ đạo tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 28-29 vào tháng 9 năm 2016 tại Viêng Chăn, Lào.

Thưa các Bộ trưởng,

Thời gian gần đây, thế giới đã chứng kiến những diễn biến kinh tế-thương mại đáng lưu ý, nổi bật là việc tương lai của Hiệp định TPP trở nên khó dự đoán. Trong khi đó, Đông Á vẫn tiếp tục là khu vực kinh tế tăng trưởng nhanh và năng động trên thế giới với xu hướng hội nhập nhất quán. Trong bối cảnh đó, có thể thấy Hiệp định RCEP là FTA có quy mô lớn nhất đang được đàm phán hiện nay.

Hiệp định RCEP đã và đang được các bên nỗ lực đàm phán với mong muốn tăng cường, mở rộng hội nhập kinh tế trên cơ sở quan hệ hợp tác tích cực hiện có giữa ASEAN và 6 nước đối tác Ốt-xtrây-lia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Niu Di-lân. Tất cả chúng ta đều trông đợi Hiệp định RCEP sẽ tạo khuôn khổ ổn định, thống nhất, tạo thuận lợi và thúc đẩy hơn nữa luồng lưu chuyển thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trong khu vực.

Tôi tin rằng các doanh nghiệp trong khu vực, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ - chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp trong khu vực, Hiệp định RCEP sẽ giúp họ tiến hành các hoạt động thương mại thuận lợi hơn, tiếp cận được các nguồn lực mới từ bên ngoài, phát huy thế mạnh của từng doanh nghiệp, tăng cường tham gia vào các chuỗi giá trị trong khu vực.

Thưa các Bộ trưởng,

Hiệp định RCEP đã trải qua 06 phiên họp cấp Bộ trưởng, 18 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên giữa kỳ. Trong bối cảnh một số nền kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới có động thái bảo hộ thương mại như hiện nay, chúng tôi cho rằng việc kết thúc đàm phán Hiệp định RCEP sẽ truyền đi thông điệp rõ ràng, nhất quán về chính sách mở cửa, tăng cường hội nhập kinh tế của các nước trong khu vực, góp phần tăng thêm sức hấp dẫn của nền kinh tế các nước RCEP. Chính vì vậy, Việt Nam ủng hộ việc kết thúc về cơ bản đàm phán Hiệp định này trong năm 2017. Tất nhiên, việc đạt được một hiệp định thương mại tự do hiện đại, toàn diện, chất lượng, phù hợp với lợi ích và trình độ phát triển của các bên là không hề dễ dàng. Với sự chênh lệch về trình độ phát triển, sự khác biệt về quy mô nền kinh tế cũng như những khó khăn, nhạy cảm mà mỗi nước có thể gặp phải, tôi nghĩ rằng các bên cần có cách tiếp cận thực tế, linh hoạt để có thể tìm ra các giải pháp thỏa đáng cho các bên.

Tôi đánh giá cao sự nỗ lực cũng như tinh thần thảo luận thẳng thắn của các đoàn đàm phán trong suốt thời gian qua. Tôi nghĩ rằng hiện tại là thời điểm quan trọng để tạo bước đột phá trong đàm phán. Để thúc đẩy tiến độ đàm phán, các đoàn đàm phán cần xúc tiến đàm phán song phương về mở cửa thị trường một cách thiết thực để đạt được các cam kết mở cửa thị trường có ý nghĩa về thương mại. Ngoài ra, theo tôi, tất cả các cam kết cần được xem xét trên cơ sở cân đối tổng thể tất cả các lĩnh vực đàm phán.

Tôi hy vọng buổi thảo luận giữa các Bộ trưởng ngày hôm nay sẽ thu hẹp được khoảng cách về quan điểm đối với những vấn đề quan trọng, đưa ra định hướng rõ ràng để các đoàn đàm phán tiếp tục thảo luận sâu, hướng đến những tiến bộ cơ bản trong các phiên đàm phán tiếp theo.

Tôi mong Hội nghị này đạt được kết quả tích cực nhằm tạo động lực hướng tới một kết quả cân bằng lợi ích cho Hiệp định RCEP.

Tôi xin chúc các Bộ trưởng và thành viên các đoàn đàm phán sức khỏe và thành công.

Xin trân trọng cám ơn!

Bản tiếng Anh:

Excellencies Ministers of ASEAN Member States, Australia, China, Korea, India, Japan and New Zealand,

Excellency Mr. Le Luong Minh, Secretary General of ASEAN,

RCEP Participating Countries TNC Leads and delegates,

First of all, I would like to warmly welcome Excellencies Ministers, RPC delegates and ASEAN Secretariat to Viet Nam to attend the third Intersessional RCEP Ministerial Meeting. It is a great pleasure for Viet Nam to host this Meeting with the aim of accelerating RCEP negotiations for a swift conclusion as instructed by our Leaders at the 28th - 29th ASEAN Summit in September, 2016 in Vientiane, Lao PDR.

Excellencies,

In the recent time, the world has seen remarkable economic and trade developments, among which, the unpredictable future of the TPP Agreement is outstanding. Meanwhile, East Asia continues to be a rapidly-growing and dynamic economic region in the world with a consistent economic integration trend. In this context, RCEP can be considered the largest free trade agreement being negotiated at the moment.

During the recent four years, sixteen countries have been exerting efforts negotiating the RCEP Agreement with a view to enhancing and expanding economic integration based on the existing active cooperation between ASEAN and the six partners including Australia, China, Korea, India, Japan and New Zealand. We all expect that the RCEP Agreement will provide a stable, unified framework which further facilitates and promotes the flow of goods, services and investment in the region.

I believe that for the businesses, especially medium, small and micro-small enterprises, who account for more than 90% of the business community in the region, RCEP Agreement will facilitate their trade activities and access to external resources for bringing into full play the strengths of each of them toward moving up the regional value chain.

Excellencies,

The RCEP negotiations have undergone six ministerial meetings, eighteen official and several intersessional rounds. In the context that protectionism is emerging in a number of major economies in the world, we believe that the conclusion of the RCEP Agreement negotiations will convey a clear and consistent message of the opening-up and economic-integration-enhancing policy of the countries in the region. This will certainly improve the attractiveness of the RCEP economies. Therefore, Viet Nam supports the goal of substantial conclusion of this Agreement in 2017. We also recognise that achieving a modern, comprehensive, high-quality and mutually-beneficial free trade agreement is not an easy work. Taking into account the difference of development levels between RPCs and the difficult and sensitive issues that each country may face, in my view, each party needs to show a pragmatic and flexible approach to find satisfactory solutions for all.

I appreciate the efforts devoted and the cooperative, frank discussions made by all delegations during the past time. I think that it is the important moment now to make a breakthrough in our negotiation. In this regard, I would encourage parties to undertake substantial bilateral negotiations on market access for achieving commercially meaningful commitments. I would also like to note that all commitments should be considered based on the overall balance of all negotiation areas.

I hope the discussions among RCEP Ministers today would narrow the position’s gap on important issues and send clear directions for delegations to make in-depth discussions towards significant progress in the next rounds.

I am looking forward to a positive outcome of this meeting to create more driving forces for a beneficial-balance result of the RCEP Agreement.

I wish Excellencies Ministers, ASEAN Secretary General and all of you good health and success

Thank you very much!

Nguồn: Vụ Chính sách thương mại đa biên