Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô tăng do một số dấu hiệu cho thấy tình trạng nguồn cung dầu từ các nước sản xuất “vàng đen” ở Trung Đông và Canada đều đang thu hẹp. Kết thúc phiên giao dịch, dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 9/2018 tăng 1,44 USD lên 70,13 USD/thùng, dầu Brent giao cùng kỳ hạn tăng 0,68 USD lên khép phiên ở mức 74,97 USD/thùng.
Saudi Arabia thông báo về việc nước này sẽ ngừng xuất khẩu dầu qua eo biển Bab el-Mandeb - nối biển Đỏ với vịnh Aden của Ấn Độ Dương, do tình hình căng thẳng trong khu vực. Trong khi đó, những lo ngại về việc nguồn cung dầu từ Iran sụt giảm cũng gia tăng khi thời hạn cho các doanh nghiệp quốc tế phải ngừng hoạt động sản xuất và kinh doanh với Iran (trước sức ép của việc Mỹ sắp áp dụng trở lại các biện pháp trừng phạt đối với Tehran) đang đến gần.
Ngoài ra, công ty dầu mỏ Suncor Energy của Canada đã hạ thấp dự báo về sản lượng dầu trong năm 2018, khi hoạt động của Syncrude, một trong những nhà máy sản xuất dầu cát chủ chốt của doanh nghiệp này đã bị đình trệ do thiếu điện hồi đầu năm nay. Nguồn cung từ Syncrude tới trung tâm giao nhận giảm sút vì thiếu điện. Dự trữ tại Cushing trong tuần tới 20/7/2018 giảm xuống 23,7 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2014.
Đồ thị phân tích kỹ thuật của Reuters cho thấy giá dầu thô Mỹ có thể sẽ chạm mức kháng cự 70,08 USD/thùng, trong khi dầu thô Brent có thể hồi phục lên vùng 75,05 – 75,83 USD/thùng.
Giá khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tại châu Á – khu vực tiêu thụ nhiều nhất thế giới – đang biến động mạnh do chịu tác động đồng thời từ 3 yếu tố: Thời tiết nóng ở bán cầu Bắc, Trung Quốc chuyển hướng sang tăng cường sử dụng nhiên liệu sạch hơn và lo ngại về cuộc chiến thương mại do thuế nhập khẩu của Mỹ. LNG giao tháng 9 tại Bắc Á giá tăng lên 9,75 USD/triệu mBtu trong tuần kết thúc vào 27/7/2018, tuần tăng đầu tiên trong vòng 6 tuần.
Thời tiết nóng bất thường ở Nhật Bản và Hàn Quốc cũng góp phần đẩy giá tăng, bởi các nhà máy điện tăng cường sử dụng nhiên liệu khí để có đủ điện đáp ứng nhu cầu sử dụng máy điều hòa không khí. Nhật Bản thậm chí ngoài việc tăng sản lượng điện khí còn phải khởi động lại một số nhà máy điện chạy bằng nhiên liệu dầu.
Giữa tháng 6/2018, LNG giao ngay đã đạt 11,60 USD/triệu mBtu, mức cao bất thường khi giá ở mùa Hè lại cao hơn cả mùa Đông lần đầu tiên kể từ 2012.
Giá than đá tại Trung Quốc vẫn đang tiến tới tháng giảm đầu tiên trong vòng 3 tháng mặc dù đang mùa nhu cầu cao điểm (mùa Hè nắng nóng khiến nhu cầu sử dụng máy điều hòa tăng lên). Hợp đồng kỳ hạn tương lai trên sàn Trịnh Châu xuống dưới 600 NDT (87,89 USD)/tấn lần đầu tiên kể từ tháng 5/2018. Ngày 30/7/2018, hợp đồng than nhiệt kỳ hạn tại Trịnh Châu giảm 1,6% xuống 592,4 NDT/tấn, mức thấp nhất kể từ 25/5/2018. Than đá giao ngay tại cảng Tần Hoàng Đảo đã giảm khoảng 5% trong tháng này, xuống 646 NDT vào ngày 23/7/2018.
Sau khi tăng mạnh lên mức gần 700 NDT hồi tháng 5 và 6/2018 khiến Chính phủ Trung Quốc phải cảnh báo có khả năng gây ra tình trạng thiếu điện trong mùa Hè, giá than đã quay đầu giảm sau đó, khi thời gian hạn chế sản xuất tại các mỏ than kết thúc trong bối cảnh dự trữ tại các cảng tăng lên, nguồn cung nước tại các nhà máy thủy điện tăng khiến nhu cầu than không nhiều như dự kiến. Mưa lớn làm thời tiết mát mẻ, nhu cầu sử dụng điện cũng giảm đi. Nguồn tin Bloomberg dự báo giá than sẽ giảm 5% trong năm nay.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tương đối ổn định trước thềm cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) – sẽ diễn ra trong tuần này. Vàng giao ngay kết thúc phiên ở mức 1.223,14 USD/ounce, vàng giao tháng 8/2018 giảm nhẹ 1,7 USD, hay 0,1%, xuống còn 1.221,30 USD/ounce.
Fed được dự đoán sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp kéo dài hai ngày dự kiến bắt đầu vào ngày 31/7/2018, sau đợt tăng lãi suất hồi tháng 6/2018. Giới đầu tư đang ngóng đợi những manh mối về thời điểm của lần tăng lãi suất tiếp theo. Fed được dự đoán sẽ tăng lãi suất thêm hai lần nữa trong năm nay và ba lần trong năm 2019.
Giá vàng khá nhạy cảm với chính sách tiền tệ của Mỹ, do lãi suất tăng sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng, đồng thời làm đồng USD tăng giá - việc khiến kim loại quý này trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua nắm giữ các đồng tiền khác. Việc đồng USD mạnh lên kể từ giữa tháng 4/2018 đã khiến giá vàng giao ngay giảm khoảng 10%. “Vàng vẫn là câu chuyện của USD, và tôi không thấy có sự điều chỉnh nào (giá vẫn giảm)”, chiến lược gia hàng hóa Oliver Nugent của ING cho biết, và cho biết thêm rằng USD vẫn tiếp tục tăng khi đây trở thành tài sản an toàn thu hút các nhà đầu tư trong bối cảnh căng thẳng thương mại.
Bên cạnh cuộc họp của Fed, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) ngày 31/7/2018 cũng sẽ kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, trong khi Ngân hàng trung ương Anh được dự đoán sẽ tăng lãi suất vào ngày 2/8/2018 tới.
Về những kim loại quý khác, giá bạc tăng 0,4% lên 15,52 USD/ounce, bạch kim tăng 0,2% và được giao dịch ở mức 827 USD/ounce và palađi tăng 0,3% lên 920,50 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm do các nhà đầu tư bỏ qua sự chú ý và khả ăng công n hân ở mỏ đồng lớn nhất thế giới đình công, chuyển sang chú ý tới số liệu kinh tế sẽ công bố tuần này, theo đó dự kiến tăng trưởng của Trung Quốc – nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới, sẽ chậm lại.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 0,8% xuống 6.250 USD/tấn, trong khi hợp đồng giao sau tại Thượng Hải giảm 1,4%.
Giá thép cây tại Trung Quốc tăng mạnh bởi lo ngại nguồn cung khan hiếm do nước này tiếp tục kiềm chế sản xuất thép nhằm ngăn chặn ô nhiễm môi trường. Hợp đồng kỳ hạn tham chiếu tại Thượng Hải phiên vừa qua có lúc tăng mạnh 1,9% lên 4.146 NDT (607,92 USD)/tấn, mức cao nhất kể từ giữa tháng 2/2013, kết thúc phiên tăng 1,5% lên 4.130 NDT/tấn.
Tất cả các máy thiêu kết và lò luyện hình trục tại Tangshan – thành phố sản xuất thép lớn nhất của tỉnh Hà Bắc – đã phải dừng hoạt động từ 27/7 đến 31/7/2018 để kiểm tra mức độ ô nhiễm. Trước đó, Chính phủ đã buộc các lò thiêu kết và lò cao phải ngừng hoạt động trong 6 tuần mùa Hè cũng với mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường. Tỷ lệ sử dụng công suất hàng tuần tại các lò cao của các nhà máy thép trên toàn Trung Quốc đã giảm xuống chỉ 3,59 điểm phần trăm xuống 67,4% trong tuần tới 27/7/2018, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 4/2018.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica tăng lên mức cao nhất hơn 2 tuần sau khi số liệu cho thấy các nhà đầu cơ đã mua mạnh trong thời gian gần đây. Arabica giao tháng 9/2018 tăng 0,0095 US cent tương đương 0,9% lên 1,1140 USD/lb vào lúc đóng cửa, trước đó có lúc đạt 1,1340 USD, cao nhất kể từ 11/7/2018. Robusta cũng tăng, với hợp đồng giao tháng 9/2018 thêm 7 USD tương đương 0,4% lên 1.660 USD/tấn.
Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tháng 7/2018 ước tính giảm 16,7% so với tháng 6/2018, xuống 130.000 tấn, theo số liệu của Tổng cục Thống kê. Trong khi đó, người trồng cà phê Ấn Độ dự đoán sản lượng vụ tới sẽ giảm mạnh 30% do mưa quá nhiều. “Cả robusta và arabica đều bị mưa nhiều gây thiệt hại”, chủ tịch Hiệp hội Nông dân Karnataka, HT Pramod cho biết.
Đường giảm trong phiên vừa qua, với đường thô giao tháng 10/2018 giảm 0,06 US cent tương đương 0,6% xuống 10,82 US cent/lb, sau khi có lúc xuống chỉ 10,8 US cent – thấp nhất kể từ 26/4; đường trắng giao cùng kỳ hạn giảm 3,10 USD tương đương 1% xuống 320,80 USD/tấn. Nguồn cung từ Ấn Độ và Thái Lan dồi dào đủ bù đắp cho bất kỳ sự giảm sút nào ở Brazil – nước sản xuất lớn nhất thế giới.
Lúa mì tăng mạnh do lo ngại thiếu cung. Lúa mì SRW giao tháng 9/2018 tại Chicago tăng 16 US cent tương đương 2,9% lên 5,46-1/2 USD/bushel, trong khi loại HRW giao cùng kỳ hạn tăng 15-1/4 cents tương đương 2,9% lên 5,47-3/4 USD/bushel. Giá lúa mì Nga tăng mạnh trong tuần vừa qua, là tuần tăng thứ 2 do dự báo sản lượng giảm sút ở châu Âu và Biển Đen trong bối cảnh mưa làm cho việc thu hoạch ở một phần nước Nga bị chậm lại. Giá lúa mì Biển Đen 12,5% protein kỳ hạn giao tháng 8/2018 đã tăng 12% trong vòng một tuần, kết thúc tuần qua ở mức 223 USD/tấn (FOB); lúa mì Biển Đen cũng tăng 9 USD lên 216,5 USD/tấn (FOB), trong khi luá mạch tăng 11,5 USD lên 215 USD/tấn.
Theo Ủy ban Ngũ cốc Quốc tế, sản lượng lúa mì thế giới dự báo sẽ giảm xuống mức thấp nhất 5 năm do sự sụt giảm ở Liên minh châu Âu và Nga. SovEco đã hạ dự báo sản lượng ngũ cốc Nga năm 2018/19 xuống 44,8 triệu tấn, từ mức 47,2 triệu tấn dự báo trước đó, trong đó sản lượng lúa mì sẽ giảm từ 36,9 triệu tấn xuống 35 triệu tấn. Nga đã xuất khẩu 3,3 triệu tấn ngũ cốc từ 1/7 tới nay, trong đó có 2,5 triệu tấn lúa mì, tăng mạnh so với 1,6 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái.
Giá cao su tại Tokyo tăng trong phiên vừa qua theo xu hướng tại Thượng Hải, mặc dù dự trữ vẫn cao. Hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2019 trên sàn Tokyo tăng 1,6 JPY (0,0144 USD) lên 169,06 JPY/kg vào lúc đóng cửa, đầu phiên có lúc giá cao nhất trong vòng 1 tuần; hợp đồng giao tháng 9/2018 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 35 NDT (5,12 USD) lên 10.080 NDT/tấn. Lý do giá tăng bởi giới đầu tư và kinh doanh Trung Quốc kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng lên khi Chính phủ của họ nới lỏng chính sách tài chính và tiền tệ.
Tại Ấn Độ, sản lượng cao su xuống thấp nhất 6 năm đang ảnh hưởng tới ngành sản xuất lốp xe. Sản lượng cao su nước này trong quý 1/2018 chỉ đạt 126.000 tấn, trong khi tiêu thụ là 302.000 tấn. Sản lượng như vậy chỉ đáp ứng 42% tiêu thụ, so với mức 54% của cùng kỳ năm trước.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
70,13
|
+1,44
|
+2,75%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
74,97
|
+0,68
|
+0,92%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
50.600,00
|
+320,00
|
+0,64%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,80
|
+0,00
|
+0,07%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
216,07
|
+0,04
|
+0,02%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
217,15
|
+0,05
|
+0,02%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
665,50
|
-2,00
|
-0,30%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
68.490,00
|
+130,00
|
+0,19%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.230,80
|
-0,70
|
-0,06%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.354,00
|
+6,00
|
+0,14%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
15,52
|
-0,02
|
-0,14%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
54,80
|
-0,40
|
-0,72%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/ounce
|
828,82
|
+0,36
|
+0,04%
|
Palladium giao ngay
|
USD/ounce
|
930,96
|
+1,34
|
+0,14%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
279,45
|
+0,25
|
+0,09%
|
Đồng LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
6.250,00
|
-47,00
|
-0,75%
|
Nhôm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.094,00
|
+23,00
|
+1,11%
|
Kẽm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.557,00
|
-39,00
|
-1,50%
|
Thiếc LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
20.025,00
|
+100,00
|
+0,50%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
381,25
|
+5,00
|
+1,33%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
546,50
|
+16,00
|
+3,02%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
242,75
|
+3,50
|
+1,46%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
11,96
|
-0,05
|
-0,42%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
891,00
|
+5,75
|
+0,65%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
333,70
|
+2,60
|
+0,79%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
28,85
|
-0,17
|
-0,59%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
493,80
|
+0,20
|
+0,04%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.239,00
|
+6,00
|
+0,27%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
111,40
|
+0,95
|
+0,86%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
10,82
|
-0,06
|
-0,55%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
169,10
|
+5,30
|
+3,24%
|
Bông
|
US cent/lb
|
89,20
|
+0,86
|
+0,97%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
445,50
|
-17,80
|
-3,84%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
169,50
|
-0,10
|
-0,06%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,45
|
+0,01
|
+0,90%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg
Nguồn:Vinanet