Năng lượng: Giá dầu thô tăng
Kết thúc tháng 7, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 9/2017 trên sàn New York tăng 0,46 USD (gần 1%), lên 50,17 USD/thùng, dầu Brent giao tháng 9/2017 trên sàn London cũng tăng 0,13 USD (hay 0,3%), lên 52,65 USD/thùng.
Phiên cuối tháng, giá dầu có lúc chạm mức cao nhất trong vòng 2 tháng, và tính chung cả tháng tăng mạnh nhất kể từ đầu năm tới nay, do lo ngại Mỹ trừng phạt Venezuela có thể ảnh hưởng tới nguồn cung.
Các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dự kiến sẽ nhóm họp tại Abu Dhabi trong hai ngày 7-8/8, để cân nhắc khả năng tăng cường thực hiện cam kết cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ của OPEC, đã được triển khai từ ngày 1/1/2017.
Các công ty năng lượng Mỹ đã bổ sung 10 giàn khoan trong tháng 7, ít nhất kể từ tháng 5/2016, do sự giảm giảm gần đây của giá dầu đã làm tốc độ phục hồi giàn khoan tháng thứ 14 chậm lại.
Số giàn khoan đã chậm lại do một số công ty thăm dò và sản xuất E&P của Mỹ giảm vốn chi tiêu.
Các nhà khoan dầu đã bổ sung 2 giàn khoan trong tuần tính tới 28/7, đưa tổng số giàn khoan lên 766 giàn, nhiều nhất kể từ tháng 4/2015, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes. Cùng thời điểm này một năm trước có 374 giàn khoan dầu hoạt động. Các nhà khoan dầu đã bổ sung số giàn khoan 55 trong số 61 tuần qua kể từ đầu tháng 6/2016. Số lượng giàn khoan là một chỉ số ban đầu cho sản lượng tương lai.
Một vài công ty gồm ConocoPhillips, Hess, Anadarko Petroleum cho biết trong tuần họ đã giảm kế hoạch vốn kinh doanh sau khi giá dầu sụt giảm trong 4 tháng qua. Những công ty này đã lên chương trình chi tiêu đầy tham vọng cho năm 2017 khi họ dự kiến giá dầu cao hơn mức hiện tại.
Công ty Halliburton, công ty dịch vụ giếng dầu lớn thứ ba thế giới, trong tuần đã cảnh báo các khách hàng đang đóng lại cơ hội, gây số giàn khoan của Bắc Mỹ những dấu hiệu ổn định. Bất chấp việc cắt giảm chi tiêu đã thông báo trong tuần, công ty này vẫn có kế hoạch chi tiêu nhiều hơn so với năm ngoái.
Kim loại quý: Giá vàng tăng mạnh nhất kể từ tháng 2
Kết thúc tháng 7, giá vàng đạt mức cao nhất 7 tuần do chỉ số đồng USD xuống mức thấp nhất 16 tháng và số liệu kinh tế Mỹ cho thấy sự hoài nghi về việc liệu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có nâng tỷ lệ lãi suất hay không.
Phiên cuối tháng, giá vàng giao ngay giảm 0,1% so với phiên trước đó, xuống 1.267,4 USD/ounce, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 14/6. Tính chung cả tháng, giá tăng 2,1%, mạnh nhất kể từ tháng 2.
Đồng USD giảm xuống mức thấp nhất gần 16 tháng so với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt, khiến cho những hàng hóa tính theo USD trở nên rẻ hơn khi tính bằng những đồng tiền khác.
Kết quả cuộc họp tháng 7 của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) là các nhà hoạch định chính sách của Mỹ vẫn quyết định giữ nguyên mức lãi suất 1,25% khi tình hình lạm phát tại nước này vẫn ở mức dưới 2% và gánh nặng nợ nần đang đè nặng lên nền kinh tế, danh mục đầu tư trái phiếu chính phủ và bảng cân đối kế toán được FED tiến hành thu hẹp tương đối sớm với việc thanh lý, bán tài sản 4,5 nghìn tỷ USD. Chỉ số nhà mới bán ra giảm xuống 610.000 căn so với 615.000 căn dự kiến, tuy nhiên vẫn tăng 0,8% so với con số 605.000 căn thực tế kỳ trước, giá bán trung bình giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước, xuống mức 310.800 đô la Mỹ, kích thích lượng nhà mới bán ra, thi trường nhà ở Mỹ ổn định gần mức cao 10 năm trở lại đây. Số nhà ở mới được đưa vào thị trường cuối tháng 6 vừa qua là 272.000 căn. Tỷ lệ vay thế chấp thấp và sự phát triển khả quan của thị trường lao động Mỹ tác động tích cực tới việc mua sắm nhà mới của người dân, các nhà đầu tư được lợi, các nhà môi giới, tín dụng và cung cấp trang thiết bị nội thất cũng được hưởng lợi theo. Chỉ số niềm tin tiêu dùng Mỹ lần thứ hai tăng cao trong vòng 16 năm, tháng 7 vừa qua đã tăng lên 121.1 điểm so với 116.5 điểm dự báo và cao hơn mức 117.3 điểm thực tế kỳ trước.
Về những kim loại quý khác, trong phiên cuối tháng, giá bạc chốt ở 16,79 USD/oune; palađi đạt 886,30 USD/ounce; trong khi bạch kim đạt 938,30 USD. Bạch kim đã có tháng tăng giá đầu tiên kể từ tháng 2. Nhu cầu bạch kim dùng trong các loại ô tô điện đang tăng nhanh và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Kim loại cơ bản: Giá tăng mạnh
Giá kim loại công nghiệp đang duy trì ở mức cao do thiếu hụt nguồn cung khi công nhân ở hàng loạt mỏ lớn đình công. Tình hình có thể sẽ chưa cải thiện trong thời gian tới.
Giá đồng đang tăng rất mạnh. Lần đầu tiên trong vòng 5 tháng, giá vượt 6.000 USD/tấn do dự báo nhu cầu sẽ mạnh lên từ nước tiêu thụ lớn nhất thế giới – Trung Quốc – sau số liệu cho thấy sản xuất công nghiệp nước này tăng mạnh trong quý 2 và tăng trưởng GDP cùng quý đạt 6,9%, cao hơn mức dự báo 6,8% của giới phân tích. Cuối tháng, giá đồng lên mức cao nhất 2 năm sau số liệu tích cực về tình hình sản xuất ở Trung Quốc, nước tiêu thụ hàng đầu thế giới, trong khi giá nickel cao nhất gần 4 tháng do lo ngại về nguồn cung và bởi giá thép tăng. Trước đó, giá đồng duy trì nhiều ngày ở mức cao nhất hơn 4 tháng.
Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tăng 7,6% trong tháng 6, mức tăng mạnh nhất trong 3 tháng, trong khi đầu tư tài sản cố định tăng 8,6% trong 6 tháng đầu năm, vượt dự báo. Doanh thu bán lẻ tháng 6 tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 12/2015 và vượt dự báo.
Trong 4 tháng đầu năm 2017, thị trường đồng thế giới đã dư thừa khoảng 80.000 tấn do nhu cầu của Trung Quốc sụt giảm, theo Tổ chức Nghiên cứu Đồng Quốc tế (ICSG). Chiếm tới 48% tiêu thụ đồng toàn cầu, việc nhu cầu giảm 7% ở Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm đã khiến nhu cầu đồng tinh luyện trên toàn cầu giảm khoảng 3% mặc dù tiêu thụ của các nước khác ngoài Trung Quốc tăng nhẹ khoảng 0,5%.
Tuy nhiên tính riêng tháng 4 thị trường thế giới thiếu hụt 53.000 tấn đồng tinh luyện, sau khi bị thiếu 18.000 tấn trong tháng 3. Sản lượng đồng toàn cầu tháng 4 là 1,94 triệu tấn, trong khi tiêu thụ là 2 triệu tấn. Thống kê từ các kho dự trữ đồng ở Trung Quốc cho thấy tháng 4 nước này thiếu 58.000 tấn, sau khi dư thừa 22.000 tấn trong tháng 3.
Những số liệu kinh tế mới nhất của Trung Quốc làm giới đầu tư dấy lên hy vọng nhập khẩu vào nước này sẽ tăng mạnh. Trong bối cảnh nguồn cung đồng có thể sẽ chuyển hướng sang thiếu hụt, mặt hàng này được kỳ vọng sẽ đem lại lãi lớn cho các nhà đầu tư.
Trang tin Reuters ngày 17/7 đưa ra nhận định, tình trạng thiếu hụt đồng năm nay sẽ trở nên nghiêm trọng hơn vì có thêm nhiều mỏ đồng ở Nam Phi sản xuất bị ảnh hưởng do công nhân đình công.
Đầu năm 2017, thị trường đã từng bị gián đoạn nguồn cung khi công nhân ở mỏ Escondida (Chile) – mỏ đồng lớn nhất thế giới đình công dài ngày và mỏ Grasberg (Indonesia) bị ngừng sản xuất.
Trung tuần tháng 6, công nhân ở mỏ Zaldivar của tập đoàn Antofagasta (Chile) cũng đình công, trong khi các mỏ đồng ở Peru cũng có kế hoạch bắt đầu có hành động tương tự.
Kết quả thăm dò ở các nhà phân tích có uy tín trên thế giới do Reuters tiến hành cho thấy kết quả dự báo thiếu cung đồng trên thị trường thế giới năm nay có thể tăng gấp đôi lên 44.000 tấn, từ mức 17.000 tấn dự báo hồi tháng 5.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng tình hình sẽ đổi khác trong năm tới, và thị trường sẽ có dư khoảng 74.000 tấn.
“Chúng tôi gần như tin chắc rằng sẽ có thêm nhiều mỏ đồng bị gián đoạn sản xuất vào cuối năm nay... nhưng chắc sẽ không nghiêm trọng, và ảnh hưởng tới giá có thể cũng sẽ chỉ ở mức như hiện tại”, nhà kinh tế Amy Li thuộc Ngân hàng Quốc gia Australia ở Melbourne cho biết.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng giá sẽ không tăng so với hiện nay, với mức dự báo trung bình của 26 nhà phân tích cho rằng giá đồng giao ngay trong quý 4 trên sàn London (LME) sẽ ở mức 5.726 USD/tấn, giảm 3% so với mức giá đóng cửa ngày 21/7.
Nhôm là kim loại tăng giá mạnh nhất trong nhóm này, tăng 15%, do lo ngại về khả năng thiếu cung nếu chính phủ Trung Quốc thành công trong việc đóng cửa toàn bộ các nhà máy sản xuất nhôm nhỏ lẻ không đạt tiêu chuẩn về môi trường như dự kiến.
Tháng 5 vừa qua các nhà phân tích đã hạ 74% mức dự báo về dư thừa nhôm, nhưng đến tháng 7 này lại điều chỉnh tăng 52% lên 125.000 tấn, còn về năm 2018 thì dự báo sẽ thiếu hụt 87.000 tấn, giảm hơn một nửa so với mức thiếu hụt 200.000 tấn dự báo lần trước.
“Chúng tôi cho rằng một số cơ sở sản xuất cũ (của Trung Quốc) sẽ phải tạm dừng hoạt động trong tương lai gần, nhưng sẽ rất khó để đạt được toàn bộ kế hoạch trong trung hạn”, Stephen Walker, giám đốc nghiên cứu về mỏ thuộc RBC Capital Markets nhận định.
Giống như đồng, các nhà phân tích cũng cho rằng vấn dề nguồn cung nhôm sẽ ảnh hưởng tới giá, và gía trung bình trong quý 4 sẽ ở mức 1.918 USD/tấn, chỉ tăng 0,5% so với mức đóng cửa ngày 21/7.
Kẽm được dự báo sẽ ở trong tình trạng thiếu cung trầm trọng sau khi hàng loạt mỏ kẽm lớn bị đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động trong năm ngoái.
Các chuyên gia cảnh báo mức thiếu hụt kẽm trên toàn cầu năm nay sẽ lên tới 412.000 tấn, so với thiếu 336.500 tấn năm ngoái, và năm 2018 sẽ thiếu 190.000 tấn.
Nhưng giống như những kim loại khác, thiếu cung sẽ không thể làm giá tăng thêm nữa vì đang ở mức rất cao.
Các chuyên gia dự báo giá kẽm sẽ trung bình 2.734 USD/tấn trong quý 4, giảm 1,9% so với mức đóng cửa ngày 21/7.
“Giá sẽ không phản ánh chính xác các điều kiện thị trường, vì đã tăng rất nhiều trong nửa đầu năm, nhiều hơn so với mức ảnh hưởng từ các yếu tố cơ bản. Thị trường sẽ vẫn tiếp tục khan hiếm thêm vài tháng nữa”, nhà phân tích Daniela Corsini thuộc Intesa Sanpaolo ở Milan cho biết.
Nông sản: Giá tăng
Phiên cuối tháng, giá đường tăng lên mức cao nhất 2 tháng do Brazil thay đổi thuế đối với ethanol, động thái có thể khiến lượng mía dùng sản xuất đường của nước sản xuất lớn nhất thế giới bị giảm sút. Cà phê arabica cũng tăng giá lên mức cao nhất trong vòng hơn 3 tháng, trong khi cacao đạt mức giá cao nhất kể từ giữa tháng 6.
Giá đường thô giao tháng 10 kết thúc tháng 7 ở mức giá 14,91 US cent/lb, sau khi có lú đạt 14,99 US cent, mức cao nhất kể từ ngày 1/6. Tính chung trong tháng 7, giá tăng 9%, nhiều nhất kể từ tháng 9 năm ngoái. Đường trắng giao cùng kỳ hạn kết thúc ở 402,30 USD/tấn, sau khi có lúc đạt 404 USD/tấn, cao nhất kể từ 12/6.
Chính phủ Brazil giảm thuế đối với ethanol, trong khi vẫn duy trì thuế cao đối với diezel và xăng, kích thích hoạt động sản xuất ethanol.
Cà phê arabica giao tháng 9 kết thúc tháng 7 ở mức giá 1,3925 USD/lb, cao nhất kể từ 20/4. Tính chung cả tháng, giá tăng 12,3%, mạnh nhất trong vòng 13 tháng. Cà phê robusta giao tháng 9 kết thúc tháng 7 ở mức giá 2.123 USD/tấn.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
1/7
|
31/7
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
46,04
|
50,30
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
48,77
|
52,86
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
34.240,00
|
35.770,00
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
3,04
|
2,82
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
151,37
|
168,13
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
148,31
|
167,26
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
436,00
|
493,25
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
48.880,00
|
50.010,00
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1,257.30
|
1.274,80
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4,471.00
|
4.486,00
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
16,63
|
16,81
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
60,10
|
59,40
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/t oz.
|
925,87
|
940,06
|
Palladium giao ngay
|
USD/t oz.
|
844,18
|
887,40
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
271,10
|
289,80
|
Đồng LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
5.937,00
|
6.369,00
|
Nhôm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
1.919,00
|
1.918,00
|
Kẽm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.758,00
|
2.795,00
|
Thiếc LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
19.975,00
|
20.650,00
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
381,00
|
384,50
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
526,00
|
475,75
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
282,75
|
287,25
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
11,82
|
12,30
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
954,75
|
999,00
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
311,20
|
322,10
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
33,34
|
35,10
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
498,00
|
506,00
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
1.940,00
|
2.060,00
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
125,70
|
139,25
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
13,81
|
14,91
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
132,55
|
131,65
|
Bông
|
US cent/lb
|
68,59
|
69,07
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
356,10
|
378,30
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
202,00
|
205,60
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,52
|
1,55
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg
Nguồn:Vinanet