menu search
Đóng menu
Đóng

Tiêu thụ than toàn cầu năm 2021 tăng cao kỷ lục

23:09 13/08/2022

Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than trên toàn cầu đang sản xuất nhiều điện năng hơn bao giờ hết nhằm đáp ứng nhu cầu trong bối cảnh giá khí đốt tăng cao.
Theo báo cáo mang tên “Đánh giá hệ thống về năng lượng thế giới” của BP công bố vào tháng 7/2022, các nhà máy phát điện chạy bằng than trên thế giới sản xuất kỷ lục 10.244 TWh vào năm 2021, vượt qua kỷ lục trước đó là 10.098 TWh được ghi nhận vào năm 2018.
Sản xuất điện bằng nhiên liệu than sẽ thiết lập kỷ lục cao hơn nữa vào năm 2022 khi các nhà máy phát điện ở Châu Âu và Châu Á giảm thiểu việc sử dụng khí đốt đắt tiền sau khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine.
Tuy nhiên, sản lượng của mỏ than vẫn thấp hơn một chút so với kỷ lục được thiết lập từ năm 2012 đến năm 2014 do các máy phát điện chạy bằng than cũ đã được thay thế bằng các máy phát điện mới, cần ít nhiên liệu hơn cho mỗi kilowatt.
Sản lượng khai thác than toàn cầu là 8.173 triệu tấn vào năm 2021 so với 8.180 - 8.256 triệu tấn mỗi năm giai đoạn 2012 - 2014.
Tuy nhiên, sản lượng khai thác của mỏ cũng có khả năng lập kỷ lục mới trong năm nay khi nhu cầu sản xuất nhiên liệu than tăng cao.
Sự hồi sinh của than đá làm các nhà hoạch định chính sách của Mỹ và EU bối rối, họ dự kiến tiêu thụ than đá giảm là một phần trong kế hoạch trung hòa Carbon.
Giai đoạn năm 2011- 2021, sản lượng điện than tăng chậm hơn (1,2%/năm) so với thủy điện (2,0%), khí đốt (2,8%), gió (15,5%) và năng lượng mặt trời (31,7%).
Kết quả là thị phần than trong tổng sản lượng điện trên toàn thế giới đã giảm 36,0% vào năm 2021 so với mức cao nhất gần đây là 40,8% của năm 2013.
Nhưng nhu cầu điện tăng mạnh (2,5%/năm) cho thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với tất cả các nguồn phát điện.
Sản lượng và sản xuất than dự kiến sẽ tiếp tục tăng cho đến ít nhất là năm 2027 khi nhu cầu điện tăng cao lấn át việc cải thiện hiệu suất trong quá trình đốt cháy, đồng thời triển khai khí đốt và năng lượng tái tạo như những giải pháp thay thế.
Sự phục hồi kinh tế nhanh chóng sau đại dịch dẫn đến xu hướng này, thúc đẩy nhu cầu điện và sự phụ thuộc vào sản xuất nhiệt điện than, đồng thời nâng mức tiêu thụ than lên mức cao kỷ lục.
Ở Châu Âu, các chính phủ khuyến khích các máy phát điện đốt than duy trì hoạt động trong trường hợp mất nguồn cung khí đốt từ Nga vào mùa đông 2022/2023.
Đối mặt với tình trạng thiếu hụt và lo ngại về an ninh năng lượng, Trung Quốc và Ấn Độ khuyến khích các công ty khai thác trong nước nâng sản lượng than lên mức kỷ lục để bảo đảm nguồn cung, cũng như cắt giảm phụ thuộc vào than và khí đốt nhập khẩu đắt đỏ.
Sản lượng than của Trung Quốc tăng lên mức kỷ lục 2.192 triệu tấn từ tháng 1 đến tháng 6 so với 1.949 triệu tấn cùng kỳ năm ngoài và 1.758 triệu tấn trước đại dịch, năm 2019.
Sản lượng của Ấn Độ tăng lên mức kỷ lục 393 triệu tấn từ tháng 1 đến tháng 5 so với mức 349 triệu tấn cùng kỳ năm trước.
Mặc dù sản xuất than trong nước ở Trung Quốc và Ấn Độ tăng trưởng nhanh nhưng vẫn còn tình trạng thiếu nhiên liệu trên toàn thế giới. Điều này đã đẩy giá than lên mức cao nhất trong hơn 50 năm tính theo giá thực tế.
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU đã gia tăng áp lực tăng giá bằng cách định tuyến lại than của Nga sang châu Á, than từ Úc và Indonesia sang Châu Âu dẫn đến các chuyến đi dài và tốn kém hơn.
Than là hàng hóa rời, nặng và có chi phí vận chuyển đắt nhất so với giá trị, vì vậy các chuyến đi dài hơn có tác động trực tiếp và đáng kể đến giá mà các nhà sản xuất điện phải trả.
Giá khí đốt tăng ở châu Âu cũng khiến giá than tăng trong bối cảnh các nhà máy phát điện chạy bằng than phải tranh giành nguồn nhiên liệu nhằm duy trì các tổ máy của họ.
Giá khí đốt tháng 6/2022 tại Tây Bắc Âu đã tăng lên 157 Euro/MWh từ 41 Euro/MWh cùng thời điểm vào năm 2021, khi giá tăng từ 16 Euro/MWh lên 53 Euro/MWh.
Nếu mùa đông năm 2022/2023 ở Bắc bán cầu lạnh hơn bình thường, tình trạng thiếu than, khí đốt và điện có thể trở nên nghiêm trọng và có khả năng buộc một số hình thức phân phối hoặc phân bổ năng lượng.
Sự thiếu hụt than toàn cầu diễn ra trong bối cảnh thiếu hụt trên toàn bộ thị trường năng lượng rộng lớn, bao gồm dầu thô, dầu diesel, khí đốt và điện.
Trong mỗi trường hợp, sự thiếu hụt bắt nguồn từ sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch và được gia tăng bởi xung đột giữa Nga - Ukraine.
Tuy nhiên, giống như dầu thô và dầu diesel, việc tái cân bằng thị trường than có thể sẽ đòi hỏi sự suy giảm đáng kể từ các nền kinh tế lớn, nhằm giảm bớt áp lực đối với hàng tồn kho và thêm thời gian sản xuất để bắt kịp nhu cầu tiêu thụ.

Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters)