menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng kết giá hàng hóa TG tuần tới 29/7: Giá hầu hết sụt giảm

12:00 30/07/2022

Giá dầu, vàng, kim loại công nghiêp… hầu hết đi xuống trong tháng 7 do lo ngại kinh tế toàn cầu suy thoái do động thái tăng lãi suất mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương, nhất là NHTW Mỹ.
 
Năng lượng: Giá dầu giảm tháng thứ 2 liên tiếp
Phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu tăng hơn 2 USD/thùng trong bối cảnh các nhà đầu tư chuyển sự tập trung chú ý sang cuộc họp của OPEC+ vào tuần tới và giảm bớt kỳ vọng vào việc nhóm này sẽ thúc đẩy nguồn cung.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán tăng mạnh cũng hỗ trợ giá dầu, khi đồng USD giảm khiến dầu trở nên rẻ hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Kết thúc phiên này, giá dầu Brent kỳ hạn tháng 9/2022 tăng 2,87 USD, tương đương 2,7%, lên 110,01 USD/thùng; dầu Brent kỳ hạn tháng 10/2022 tăng 2,14 USD, tương đương 2,1%, lên 103,97 USD/thùng; trong khi dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 2,2 USD, tương đương 2,3%, lên 98,62 USD/thùng, sau khi tăng hơn 5 USD/thùng lúc đầu phiên giao dịch.
Mặc dù tăng trong phiên này, song tính chung cả tháng 7, giá dầu Brent giảm 4%, trong khi dầu WTI giảm gần 7%. Cả 2 loại dầu đều giảm tháng thứ 2 liên tiếp.
Về cuối tháng, giá dầu tăng sau khi công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes công bố dữ liệu cho thấy các nhà khoan của Mỹ đã bổ sung thêm các giàn khoan dầu 23 tháng liên tiếp, cho thấy nguồn cung sẽ nhiều hơn trong tương lai.
Vào tháng 7, số lượng giàn khoan dầu đã tăng 11 giàn, chuỗi tăng dài kỷ lục 23 tháng liên tiếp, trong khi số lượng giàn khoan khí không thay đổi sau khi tăng 10 tháng liên tiếp.
Thị trường chứng khoán mạnh lên đã hỗ trợ dầu, đồng thời USD yếu đi khiến giá dầu rẻ hơn đối với người mua bằng các loại tiền tệ khác.
Kết quả một cuộc khảo sát của Reuters dự báo dầu Brent sẽ đạt trung bình 105,75 USD/thùng trong năm nay, trong khi dầu thô của Mỹ trung bình là 101,28 USD.
Nhà phân tích Carsten Fritsch của Commerzbank cho biết: “Thị trường dầu ở châu Âu đang thắt chặt hơn đáng kể so với ở Mỹ, điều này cũng được phản ánh qua đường cong kỳ hạn giá dầu Brent giảm mạnh”.
Các nhà đầu tư sẽ theo dõi cuộc họp ngày 3 tháng 8 của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh do Nga dẫn đầu, được gọi là OPEC +. Các nguồn tin của OPEC + cho biết nhóm sẽ xem xét giữ nguyên sản lượng dầu trong tháng 9 và hai người nói rằng một mức tăng khiêm tốn sẽ được thảo luận.
Đối với mặt hàng khí gas, giá khí Mỹ đã tăng 52% trong tháng 7 sau khi giảm 33% trong tháng 6/2022. Đây là tháng tăng mạnh thứ 2 liên tiếp sau khi tăng kỷ lục 63% trong tháng 9/2009. Tuy nhiên, tính chung cả tuần vừa qua, giá khí tự nhiên giảm ít hơn 1% sau khi tăng 45% trong 3 tuần trước đó.
Cụ thể, gía khí tự nhiên kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn New York tăng 9,5 US cent tương đương 1,2% lên 8,229 USD/mmBTU. Giá tăng do dự báo thời tiết đến giữa tháng 8/2022 nóng hơn so với dự báo trước đó buộc các công ty điện đốt nhiều khí tự nhiên để giữ cho máy điều hòa không khí hoạt động hơn là bơm nhiên liệu dự trữ cho mùa đông.
Kim loại quý: Giá vàng giảm trong tháng 7 do USD mạnh lên
Phiên kết thúc tháng 7, giá vàng tăng lên mức cao nhiều tuần do nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn gia tăng khi đồng USD giảm bởi lạm phát của Mỹ tăng mạnh. Theo đó, giá vàng giao ngay tăng 0,6% lên 1.765,76 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 12/2022 tăng 0,7% lên 1.781,8 USD/ounce. Đồng USD nhanh chóng từ bỏ mức tăng và kết thúc phiên này giảm 0,3%, cho phép vàng mở rộng mức tăng.
Tuy nhiên, tính chung cả tháng 7, giá vàng giảm tháng thứ tư liên tiếp do USD tăng mạnh trong hầu như suốt tháng. Vàng đã giảm hơn 300 USD kể từ khi vượt qua mức 2.000 USD/ounce hồi tháng 3, khi Fed bắt tay vào lộ trình tăng lãi suất nhanh chóng, trong khi đồng USD cũng nổi lên như một nơi trú ẩn ưu tiên trong bối cảnh rủi ro suy thoái ngày càng tăng.
Chi tiêu tiêu dùng của Mỹ trong tháng 6/2022 tăng hơn so với dự kiến, với lạm phát hàng tháng tăng mạnh nhất kể từ năm 2005.
Daniel Pavilonis, chiến lược gia thị trường cấp cao của RJO Futures, cho biết sự đảo chiều của đồng đô la, khi thị trường đào sâu hơn vào dữ liệu kinh tế Mỹ, đang đẩy kim loại quý tăng một lần nữa. Một số trong số đó có thể là bởi nhu cầu đối với nơi trú ẩn an toàn, nhưng nhìn chung, đó chỉ là động lực đối với kim loại này, vốn "khá rẻ" vào thời điểm hiện tại.
Về những kim loại quý khác, giá bạc phiên này tăng 1,4% lên 20,25 USD/ounce, bạch kim tăng 0,8% lên 894,92 USD và palladium tăng 2,5% lên 2.129,79 USD.
Trong khi đó, nước tiêu thụ vàng lớn thứ hai là Ấn Độ đã mở sàn giao dịch vàng quốc tế đầu tiên nhằm mang lại sự minh bạch cho thị trường.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng, kẽm và thiếc giảm trong tháng 7, nhôm tăng nhẹ
Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7, giá đồng đạt mức cao nhất 3 tuần, kẽm, nickel và chì cao nhất 1 tháng.
Cụ thể, giá đồng tăng lên mức cao nhất 3 tuần trong bối cảnh lo ngại nguồn cung và ngân hàng trung ương Mỹ báo hiệu việc tăng lãi suất chậm hơn.
Cụ thể, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 2% lên 7.913 USD/tấn – cao nhất kể từ ngày 8/7/2022, là phiên tăng phiên thứ 6 liên tiếp.
Chỉ số đồng USD giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 5/7/2022 khiến hàng hóa định giá bằng đồng USD rẻ hơn khi mua bằng tiền tệ khác, khiến kim loại trở nên hấp dẫn hơn.
Trong khi đó, giá kẽm phiên này tăng 4,8% lên 3.311,5 USD/tấn và nickel tăng 8,1% lên 23.700 USD/tấn, cả hai đều đạt mức cao nhất 4 tuần.
Giá nhôm phiên này tăng 1,2% lên 2.486 USD, thiếc tăng 3,2% lên 25.125 USD và chì tăng 2,2% lên 2.040 USD sau khi chạm mức cao nhất trong hơn một tháng.
Giá quặng sắt giảm trong phiên 29/8 do Trung Quốc cho biết việc kiểm soát dịch Covid-19 bùng phát vẫn là ưu tiên số 1.
Theo đó, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn Đại Liên giảm 1,8% xuống 782 CNY (116,11 USD/tấn), sau khi đạt mức cao nhất 4 tuần ở phiên liền trước, 798,5 CNY/tấn. Mặc dù vậy, tính chung cả tuần, giá quặng sắt Trung Quốc vẫn tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/2022.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn Singapore phiên 29/7 giảm 3,7% xuống 114,3 USD/tấn, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 30/6/2022 (119,9 USD/tấn) trong phiên trước đó.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 0,6% - tăng phiên thứ 3 liên tiếp, giá thép cuộn cán nóng tăng 0,7% và thép không gỉ tăng 1,4%.
Nông sản: Giá đường, cà phê, lúa mì tháng 7 giảm
Phiên cuối tháng 7, giá các loại nông sản kỳ hạn trên sàn giao dịch Chicago biến động trái chiều, với giá ngô và đậu tương tăng trong khi giá lúa mỳ giảm.
Giá đậu tương tại Chicago tăng trong phiên này, tính chung cả tuần tăng mạnh nhất trong vòng 22 năm do dự báo thời tiết khô và nóng tại khu vực trung tây Mỹ dấy lên mối lo ngại nguồn cung, cùng với đó là nhu cầu khô đậu tương tăng mạnh đã hỗ trợ giá đậu tương.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương tăng 27-3/4 US cent lên 16,37 USD/bushel. Tính chung cả tuần, giá đậu tương tăng 11,99% - tuần tăng mạnh nhất kể từ ngày 23/7/1999. 
Giá ngô phiên này tăng 1 US cent lên 6,2 USD/bushel và có tuần tăng mạnh nhất kể từ ngày 4/3/2022, trong khi giá lúa mì giảm 9-1/4 US cent xuống 8,07-3/4 USD/bushel.
Giá lúa mỳ của Mỹ giảm trước tin tức rằng một số lô hàng hóa mắc kẹt có thể rời cảng vào cuối tuần này nhờ một hành lang xuất khẩu an toàn được Nga và Ukraine thiết lập. Trong khi đó, công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago cho rằng của thị trường sẽ tiếp tục biến động mạnh. Theo số liệu thống kê, thị trường đậu tương trải tuần giao dịch tăng trưởng tốt nhất kể từ năm 2004.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn ICE phiên 29/7 giảm 0,18 US cent tương đương 1% xuống 17,54 US cent/lb. Tính chung cả tháng, giá đường thô giảm 6,9%; đường trắng kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn London giảm 4,4 USD tương đương 0,8% xuống 527,2 USD/tấn. Tính chung cả tháng, giá đường trắng giảm 5,28%.
Giá cà phê kỳ hạn diễn biến trái chiều tương tự như phiên ngày hôm trước, sụt giảm ở New York và duy trì đà tăng ở London. Giá cà phê Robusta còn có thêm sự hỗ trợ của báo cáo kinh tế khu vực Eurozone vẫn tăng trưởng vững chắc, cho dù đang xảy ra cuộc xung đột ở Đông Âu và khủng hoảng năng lượng trong khu vực đã đẩy giá hàng hóa lên cao.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn ICE giảm 1,2 US cent, tương đương 0,5%, xuống 2,172 USD/lb. Tính chung cả tuần, giá cà phê arabica tăng hơn 3,5%, song tính chung tháng 7 giảm 7,02%.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 9/2022 phiên này tăng 15 USD tương đương 0,7% lên 2.030 USD/tấn; tính chung cả tháng, giá cà phê robusta tăng 0,6%.
Trong khi đó, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên tăng thêm từ 300 – 400 đồng, lên dao dộng trong khung 40.500 – 41.100 đồng/kg.
Giá cao su tại Nhật Bản giảm do đồng JPY tăng khiến cao su trở nên kém hấp dẫn khi mua bằng tiền tệ khác. Đồng JPY có tháng tăng mạnh nhất gần 3 năm, sau khi đạt mức cao nhất 6 tuần (132,76 JPY/USD) vào lúc đầu phiên giao dịch, do lo ngại tăng trưởng khiến lợi suất trái phiếu của Mỹ giảm mạnh.
Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Osaka giảm 3 JPY tương đương 1,3% xuống 237 JPY (1,79 USD)/kg. Tính chung cả tuần, giá cao su tăng 0,2% - tuần tăng đầu tiên trong 4 tuần.
Trong khi đó, giá cao su kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn Thượng Hải tăng 120 CNY lên 12.230 CNY (1.815 USD)/tấn; cao su kỳ hạn tháng 8 trên sàn Singapore giảm 0,5% xuống 156.7 U.S. cents/kg.
Giá hàng hóa thế giới

 

 

ĐVT

Giá 30/6

Giá 29/7

29/7 so với 28/7

29/7 so với 28/7 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

106,33

98,62

+2,20

+2,28%

Dầu Brent

USD/thùng

109,76

103,97

+2,14

+2,10%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

77.080,00

73.690,00

-2.490,00

-3,27%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

5,73

8,23

+0,10

+1,17%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

357,22

311,32

+1,14

+0,37%

Dầu đốt

US cent/gallon

389,82

354,90

-6,48

-1,79%

Dầu khí

USD/tấn

1.184,00

1.106,50

+2,75

+0,25%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

84.500,00

85.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.806,10

1.781,80

+12,60

+0,71%

Vàng TOCOM

JPY/g

7.835,00

7.526,00

0,00

0,00%

Bạc New York

USD/ounce

20,18

20,20

+0,33

+1,66%

Bạc TOCOM

JPY/g

88,80

83,50

+0,20

+0,24%

Bạch kim

USD/ounce

903,49

899,36

+8,14

+0,91%

Palađi

USD/ounce

1.934,81

2.131,10

+49,97

+2,40%

Đồng New York

US cent/lb

368,65

357,35

+9,90

+2,85%

Đồng LME

USD/tấn

8.258,00

7.917,50

+155,50

+2,00%

Nhôm LME

USD/tấn

2.445,50

2.488,50

+32,50

+1,32%

Kẽm LME

USD/tấn

3.157,00

3.308,50

+148,50

+4,70%

Thiếc LME

USD/tấn

26.451,00

25.047,00

+694,00

+2,85%

Ngô

US cent/bushel

618,00

620,00

+1,00

+0,16%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

885,75

807,75

-9,25

-1,13%

Lúa mạch

US cent/bushel

502,00

443,00

+5,00

+1,14%

Gạo thô

USD/cwt

16,73

16,89

-0,13

-0,79%

Đậu tương

US cent/bushel

1.446,50

1.468,50

+28,00

+1,94%

Khô đậu tương

USD/tấn

402,90

418,50

-0,50

-0,12%

Dầu đậu tương

US cent/lb

63,96

65,66

+2,41

+3,81%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

878,50

892,80

+29,20

+3,38%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.340,00

2.323,00

+6,00

+0,26%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

230,10

217,20

-1,20

-0,55%

Đường thô

US cent/lb

18,50

17,54

-0,18

-1,02%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

173,05

172,00

+2,75

+1,62%

Bông

US cent/lb

97,76

96,74

+0,53

+0,55%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

637,30

527,10

-9,60

-1,79%

Cao su TOCOM

JPY/kg

163,90

152,00

+0,20

+0,13%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

2,16

0,00

0,00%

Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)

Tags: hàng hóa