Nước chính là cứu cánh số 1 cho cơ thể trong những ngày này. Vậy
- Một người binhg thường cần bao nhiêu nước mỗi ngày?
- 6 thời điểm vàng để chúng ta uống nước là những thời điểm nào?
- Thời điểm nào chúng ta không nên uống nước
- Khi thể dục thể thao hay vận động mạnh, chúng ta điều phối hay bổ sung nước theo nguyên tắc nào
Nước chiếm tới 70% khối lượng cơ thể và có vai trò quan trọng trong các hoạt động trao đổi chất. Chính vì thế, đảm bảo bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể đúng cách hằng ngày sẽ là việc làm không thể thiếu nếu bạn muốn duy trì sức khỏe, sự dẻo dai của mình.
Trên kênh Youtube cá nhân, bác sĩ Trần Quốc Khánh, bệnh viện Việt Đức đã chia sẻ về những lưu ý để bổ sung nước cho cơ thể đúng cách, nhất là trong mùa hè nắng nóng gay gắt như hiện nay.
Theo bác sĩ Khánh, khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 38 -40 độ C hoặc hơn 40 độ C thì chúng ta có nguy cơ bị mất nước và thực sự việc mất nước có thể diễn ra liên tục. Tuy nhiên
Có những người để ý thì bổ sung nước kịp thời, nhưng cũng có những người không ý thức được việc uống nước, dẫn đến cơ thể bị thiếu nước nghiêm trọng làm cho cơ thể mệt mỏi, tăng nguy cơ bị say nắng, sốc nhiệt.
Vậy một người bình thường cần bao nhiêu nước mỗi ngày? Đó là câu hỏi mà nhiều người chưa chắc đã nắm rõ. Bác sĩ Khánh cho biết: "Để đưa ra con số cho mỗi cá nhân thì rất khó, tuy nhiên, theo các nghiên cứu, đối với phụ nữ trung bình mỗi người trưởng thành bình thường cần 2,2 lít nước/ngày, tương đương 8-9 cốc nước còn nam giới thì cần khoảng 3 lít nước/ngày, tương đương 13 cốc nước. Đối với những người lao động ngoài trời nhiều, lao động nặng, những người đi ngoài ánh nắng nhiều, vận động thể thao, phụ nữ có thai thì nhu cầu nước có thể tăng lên".
6 thời điểm vàng để chúng ta uống nước
- Ngay sau khi ngủ dậy
Đây là thời điểm vô cùng quan trọng để uống nước. Chúng ta cần uống khoảng 500ml nước lọc ấm. Sau 1 giấc ngủ dài, cơ thể chúng ta không được cấp nước nên cơ thể ở trong tình trạng thiếu nước. Khi thở, hơi nước thoát ra khỏi cơ thể cũng gây mất nước.
Đồng thời, trong lúc ngủ cơ thể cũng phải trao đổi chất (dù cường độ thấp hơn bình thường) nên cơ thể cũng vẫn cần nước. Vì thế khi ngủ dậy là thời điểm cơ thể bạn rất cần nước cho các hoạt động sống cũng như thanh lọc, trao đổi chất, làm sạch cơ thể, bổ sung nước cho một ngày mới
- Khi cảm thấy đói:
Theo các nghiên cứu, khi bạn cảm thấy đói, rất có thể cơ thể đang muốn báo hiệu rằng bạn đang bị thiếu nước. Bởi cơ thể hấp thu nhiều nước nhất trong lúc ăn, dẫn đến khi thiếu nước, não có thể phát tín hiệu "nhầm lẫn" giữa đói và thiếu nước.
- Khi cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là cuối giờ sáng hoặc cuối giờ chiều do cơ thể bị mất nước mà không biết.
- Trước các bữa ăn: Khi chúng ta nạp lượng lớn thực phẩm vào người, các cơ quan tiêu hóa phải làm việc để chuyển hóa thức ăn, mà các hoạt động đó của cơ thể đều cần nước. Vì thế chúng ta cần bổ sung nước cho quá trình đó.
- Trước các bữa ăn
Khi chúng ta ăn vào thì chúng ta đã đưa một lượng thực phẩm vào người và cơ thể đã chuyển hóa, miệng phải nhhai, thực quản dạ dày phải co bóp, ruột phải hấp thu, gan phải chuyển hóa tế bào phải phân tích…tất cả các hoạt động đó đều cần nước, đấy cũng giải thích cho nguyên nhân tại sao khi ăn chúng ta hay toát mồ hôi, các cơ quan tiêu hóa làm việc rất mạnh dẫn đến việc chúng ta cần nước để chuyển hóa và để bổ sung cho tế bào
- Trước /trong và sau khi tập thể dục, vận động mạnh.
Khi vận động, cơ thể mất nước tương đối nhiều, nhưng chúng ta cần hiểu để bổ sung nước hợp lý.
Theo Bác sĩ Khánh, trước khi tập luyện từ 1-2 tiếng, bạn nên uống khoảng 700ml nước. Khi chuẩn bị vào tập, nên uống khoảng 240ml nước. Trong quá trình tập luyện, cứ mỗi 20 phút nên bổ sung khoảng 240ml nước nữa.
- Khi bị ốm, ho, tiêu chảy, nhiễm trùng, sốt
Lúc này cơ thể bị mất nước nhiều, tăng nhiệt độ, tăng chuyển hóa chúng ta bắt buộc chúng ta phải bổ sung nước để các tế bào, hệ miễn dịch mạnh lên, như vậy khả năng khỏi bệnh mới nhanh được.
Khi nào không nên uống nước
Trước khi đi ngủ 1 -2 tiếng, chúng ta không nên uống nước, đặc biệt đối với những người có vấn đề về đường tiết niệu, ví dụ như bị sỏi thân, vấn đề về bàng quang... Bởi uống nước vào thời điểm này có thể khiến bạn bị thức giấc giữa đêm, gián đoạn giấc ngủ vì phải đi tiểu.
Uống nước nào tốt nhất?
Theo bác sĩ Khánh, bổ sung nước rất quan trọng, nhưng không phải loại nước nào cũng tốt cho cơ thể. Dưới đây là 3 loại nước tốt nhất đối với sức khỏe mà ai cũng nên bổ sung hàng ngày:
Số 1 là nước trong các loại trái cây. Thay vì uống nước lọc, bạn có thể ăn dưa chuột, dưa hấu, táo, bưởi... Trái cây không chỉ cung cấp nước mà còn bổ sung thêm cho cơ thể các chất dinh dưỡng, vitamin hữu ích,
Số 2 là nước điện giải. Trong mùa hè, nếu thường xuyên phải hoạt động nặng, bạn nên mua gói Oresol để pha với nước uống. Vì trong Oresol có vitamin C, điện giải và khoáng chất. Các bệnh viện cũng thường khuyến khích những người ốm, trẻ em bị tiêu chảy thường xuyên uống Oresol.
Số 3 là nước lọc tinh khiết.
Bác sĩ Khánh chia sẻ: "Mong rằng mọi người có thể chuẩn bị cho mình những điều kiện tốt nhất để bổ sung nước kịp thời trong mùa nắng nóng, tránh tình trạng bị sốc nhiệt, say nắng, bảo vệ sức khỏe".
Nguồn:VITIC