Các hoạt động trên khiến tỷ lệ sử dụng lò cao tại 247 nhà máy trên khắp Trung Quốc giảm xuống 81,01% kể từ ngày 2/7 so với một tuần trước đó, theo thông tin từ công ty tư vấn Mysteel.
Các nhà phân tích tại SinoSteel Futures nhận định: “Khi Đường Sơn tiếp tục sản xuất, nhu cầu ngắn hạn sẽ trở lại”. Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng lưu ý nhu cầu tổng thể vẫn bị suy yếu do chính sách cắt giảm sản xuất thép của Trung Quốc.
Trung Quốc nối lại hoạt động sản xuất sau một thời gian tạm dừng để kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc.
Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên, giao tháng 9, tăng 5,6% lên 1.226 nhân dân tệ/tấn (tương đương 189,8 USD/tấn), mức cao nhất kể từ ngày 11/6.
Giá quặng 62% Fe giao ngay tại Trung Quốc 0,5 USD/tấn xuống 217,5 USD/tấn vào ngày 2/7, theo công ty tư vấn Steel Home.
Các nguyên liệu sản xuất thép khác cũng tăng. Giá than cốc giao sau trên sàn Đại Liên tăng 3,1% lên 1.971 CNY/tấn (tương đương 310 USD/tấn) và than cốc kỳ hạn tăng 3,5% lên 2.682 CNY/tấn (tương đương 420 USD/tấn).
Giá thép trên sàn Thượng Hải cũng đi lên. Cụ thể, thép cây xây dựng giao tháng 10 tăng 2,1% lên 5.222 CNY/tấn (tương đương 810 USD/tấn). Thép cuộn cán nóng tăng 1,6% lên 5.494 CNY/tấn (tương đương 850 USD/tấn).
Các nhà phân tích tại Haitong Futures nhận định nguồn cung thép đang đối mặt với áp lực ngày càng lớn trong thời gian gần đây. Lý do là một số khu vực đẩy mạnh kế hoạch cắt giảm sản lượng trong khi một số nhà máy đang đối mặt với thua lỗ.
"Tuy nhiên, nhu cầu hiện tại đang ở mức thấp điểm. Giá thép sẽ vẫn biến động”, các nhà phân tích cho hay.
Giá thép không gỉ kỳ hạn tại Thượng Hải giao tháng 8 tăng 1,3% lên 16.665 CNY/tấn (tương đương 2.580 USD/tấn).
Trung Quốc là quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới. Năm 2019, quốc gia này sản xuất 1,001 tỷ tấn thép, chiếm 53,5% sản lượng toàn cầu. Năm 2020, sản lượng thép ở nước đông dân nhất thế giới là 1,054 tỷ tấn, chiếm 56,5% sản lượng toàn cầu.