menu search
Đóng menu
Đóng

Các nhà sản xuất nhôm thế giới chật vật để đáp ứng đủ nguồn cung

07:58 12/08/2021

Giá nhôm thế giới đang ở mức cao nhất trong một thập kỷ do sản lượng nhôm chậm lại trong khi nhu cầu tăng vọt.
 
Tăng trưởng sản xuất nhôm toàn cầu quý 2/2021 đã giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp giá tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm. Theo đó, công suất sản xuất nhôm trong quý 2/2021 đã giảm 120.000 tấn, sau khi tăng 590.000 tấn (so với cùng kỳ năm trước), thông tin từ Viện Nghiên cứu Nhôm Quốc tế (IAI) cho biết.
Trong quý 2 năm nay, Trung Quốc, nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới, vẫn tiếp tục nâng tỷ lệ hoạt động công suất sản xuất, nhưng giá nhôm tại Thượng Hải vẫn vọt lên mức cao nhất 11 năm vào tháng 6/2021, trong bối cảnh nhu cầu nội địa tăng mạnh. Mặc dù sản lượng nhôm của Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2021 tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng rõ ràng thị trường Trung Quốc đang thiếu kim loại này. Quốc gia này đã nhập khẩu thêm 294.081 tấn nhôm nguyên sinh và hợp kim nhôm trong tháng 6, tiếp tục đà twang nhập khẩu từ quý II năm ngoái.
Phản ứng của ngành sản xuất nhôm khi giá mặt hàng này tăng cao dường như đã không thể nhanh nhạy như trước do có hàng loạt trở ngại liên quan đến nguồn cung điện ở một số lò luyện tại một số tỉnh thành của nước này.
cac nha san xuat nhom the gioi

Mức độ biến động sản lượng nhôm thế giới hàng tháng

Bên ngoài Trung Quốc, tỷ lệ sử dụng công suất sản xuất giảm nhẹ kể từ tháng 3. Sản lượng nhôm của các nước ngoài Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm nay chỉ đạt 13,04 triệu tấn, tức là chỉ tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi so sánh thấy Trung Quốc vẫn dẫn đầu mức tăng sản lượng toàn cầu khi tăng 4,4%.
Alcoa báo cáo thu nhập ròng hàng quý cao nhất kể từ năm 2016. Giá thực tế đã tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà sản xuất khác cũng trong tình trạng tương tự, với sản lượng nhôm giảm ở hầu như tất cả các khu vực, ngoại trừ Châu Mỹ Latinh, Châu Á trừ Trung Quốc và Tây Âu.
Sản lượng của Mỹ Latinh tăng 15% so với cùng kỳ năm trước là do cắt giảm một phần hai lò luyện trong nửa đầu năm 2020 - Albras của Brazil (lửa) và Aluar của Argentina (COVID-19).
Ấn Độ là động lực chính giúp sản lượng nhôm nửa đầu năm tăng 8% ở châu Á trừ Trung Quốc. Hãng sản xuất lớn nhất của đất nước Vedanta Ltd đã báo cáo sản lượng quý 2 năm nay tăng 17%.
Tuy nhiên, phản ứng nguồn cung của các nước sản xuất ngoài Trung Quốc đối với việc giá tăng có lẽ đã đạt đỉnh vào tháng 2 năm nay,
Hiện sản lượng nhôm thế giới đang thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng nhu cầu, nhất là ở Trung Quốc, quốc gia vẫn không thể sản xuất đủ nhôm loại nguyên sinh để cung cấp cho thị trường trong nước. Do đó, Chính phủ Trung Quốc đã lên kế hoạch bán kim loại từ kho dự trữ quốc gia, bao gồm 90.000 tấn nhôm bán vào ngày 29/7.
Các số liệu ước tính của IAI hơi khác so với số liệu chính thức của Trung Quốc, nhưng cả 2 số liệu đều có chung quan điểm là sản xuất bị đình trệ. Một số tỉnh đã không đạt các mục tiêu trong năm nay, dẫn tới việc phải cắt giảm công suất sản xuất, như ở Nội Mông vào đầu năm 2021.
Mặc dù vậy, có thể hy vọng rằng tình trạng sản lượng nhôm ở Vân Nam (Trung Quốc) giảm do thiếu điện sẽ dần được cải thiện theo mùa vụ. Ngoài ra, chính sách kiểm soát năng lượng “kép” của Chính phủ Trung Quốc, vừa nhằm đáp ứng mức tiêu thụ, và giảm lượng khí thải dẫn tới trung hòa khí thải carbon vào năm 2060, cũng sẽ giúp điều tiết nguồn cung điện ở nước này.
Trên lý thuyết, có rất nhiều tiềm năng để sản lượng nhôm của Trung Quốc trở lại quỹ đạo tăng trưởng mạnh, Sản lượng nhôm hàng năm của nước này hiện đang cao hơn mức 40 triệu tấn (Chính phủ giới hạn ở 45 triệu tấn).
Tuy nhiên, những hạn chế về nguồn cung điện hiện đang như một chiếc “phanh” kìm hãm tốc độ tăng công suất sản xuất mới và gây áp lực lên một ngành luyện kim vốn phụ thuộc quá nhiều vào than.
Theo dữ liệu của Alcoa, một số tỉnh của Trung Quốc - chiếm gần 65% công suất sản xuất nhôm của quốc gia này – đã không đạt một hoặc cả 2 mục tiêu về năng lượng trong quý I năm nay.
 

Nguồn:VITIC / Reuters

Tags: giá nhôm