menu search
Đóng menu
Đóng

Giá quặng sắt Đại Liên kỳ hạn ở mức thấp nhất gần 3 tuần do nhu cầu giảm

11:32 22/07/2021

Giá quặng sắt kỳ hạn của Trung Quốc giảm phiên thứ tư liên tiếp, giảm hơn 5% xuống mức thấp nhất trong gần ba tuần, do triển vọng nhập khẩu nhiều hơn và do nhu cầu giảm bớt theo quyết định của chính phủ cắt giảm sản lượng.
Một số nhà sản xuất thép tại tỉnh Giang Tô, Phúc Kiến và Vân Nam Trung Quốc được chính phủ yêu cầu cắt giảm sản lượng do quốc gia này có mục tiêu giữ sản lượng hàng năm không cao hơn mức năm 2020.
Trong khi đó, lượng quặng sắt tới Trung Quốc phục hồi trong tuần trước. Tồn kho quặng sắt tại cảng tăng tuần thứ 3 và ở mức 127,34 triệu tấn tính tới ngày 18/7, theo công ty tư vấn SteelHome.
"Chính phủ có quyết tâm tương đối mạnh mẽ trong việc kiểm soát sản lượng thép trong năm nay, điều này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu về nguyên liệu thô", Li Wentao, một nhà phân tích của Tianfeng Futures, cho biết.

Chính phủ Trung Quốc yêu cầu cắt giảm sản lượng do quốc gia này có mục tiêu giữ sản lượng hàng năm không cao hơn mức năm 2020.

Trong khi đó, nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc được cho là sẽ tăng trong tháng này, gây ra khả năng dư cung.
Giá quặng sắt kỳ hạn giao tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên giảm 5,1% xuống 1.141 CNY (tương đương 176,49 USD)/tấn. Chúng đã giảm 4,2%.
Giá quặng sắt giao ngay với hàm lượng sắt 62%Fe giảm 4 USD xuống 217,5 USD/tấn
Giá than luyện cốc được giao dịch trên sàn Đại Liên giảm 0,6% xuống 2.072 CNY/tấn và giá than cốc giao sau giảm 0,5% xuống 2.722 CNY/tấn.
Giá thép trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải theo dõi sự sụt giảm của tỷ giá nguyên liệu thô.
Thép thanh vằn dùng trong xây dựng giao tháng 10 giảm 1,3% xuống 5.514 CNY/tấn.
Giá thép cuộn cán nóng, được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất, giảm 2,2% xuống 5.834 CNY/tấn.
Hợp đồng thép không gỉ kỳ hạn tháng 8 trên sàn Thượng Hải giảm 0,5% xuống 18.465 CNY/tấn.
Nicholas Snowdon, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kim loại của Goldman Sachs, nhận định ngay cả khi Trung Quốc cho thấy dấu hiệu giảm về nhu cầu thép nửa cuối năm nay và sang 2022 thì nhu cầu mặt hàng này trên thế giới sẽ vẫn rất mạnh.
Về quặng sắt, trong năm 2020, Trung Quốc là quốc gia có sản lượng lớn thứ 3 thế giới với 340 triệu tấn, xếp sau Australia (900 triệu tấn) và Brazil (400 triệu tấn).
Trung Quốc là quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới. Năm 2019, nước này sản xuất 1,001 tỷ tấn thép, chiếm 53,5% sản lượng toàn cầu. Năm 2020, sản lượng thép ở nước đông dân nhất thế giới là 1,054 tỷ tấn, chiếm 56,5% sản lượng trên thế giới.

Nguồn:VITIC/Reuters