Quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên Trung Quốc ngày 29/6 tăng 2,1% lên 1.196 CNY (tương đương 185,31 USD)/tấn, tăng phiên thứ 4 liên tiếp. Trong phiên giá đã tăng lên 1.209,5 CNY, mức cao nhất kể từ ngày 21/6.
Giá quặng sắt giao tháng 7 tại Singapore tăng 0,8% lên 213,35 USD/tấn.
Quặng sắt đã nhập khẩu tại các cảng Trung Quốc giảm tuần thứ 4 liên tiếp xuống 123,95 triệu tấn, tính tới ngày 25/6, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10/2020, theo số liệu từ công ty tư vấn SteelHome.
Giá thép cây xây dựng trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 1% và thép cuộn cán nóng tăng 1,1%. Thép không gỉ giảm 0,6%.
Giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên giảm 3,8% và than cốc mất 4% sau ba phiên tăng liên tiếp.
Giá quặng sắt giao tháng 7 tại Singapore tăng 0,8% lên 213,35 USD/tấn.
Mặc dù các nhà máy thép Trung Quốc mua quặng sắt chậm lại do hoạt động sản xuất và xây dựng yếu theo mùa, tồn trữ quặng sắt tại các cảng đã bổ sung thêm lo ngại kéo dài về nguồn cung.
Mặc dù việc mua quặng sắt của các nhà máy thép Trung Quốc chậm lại do hoạt động xây dựng giảm theo mùa, nhưng nguồn dự trữ tại cảng ít đi đã làm tăng thêm lo ngại về nguồn cung kéo dài.
Australia và Brazil là những nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới. Nguồn cung của Brazil vẫn bị giới hạn bởi các hạn chế hoạt động đối với các mỏ do lo ngại về an toàn.
Giá quặng sắt giao ngay tại Trung Quốc đã duy trì trên 200 USD/tấn trong 4 tuần qua, bất chấp nỗ lực của chính quyền Trung Quốc nhằm hạ nhiệt giá hàng hóa đang nóng.
Trung Quốc là quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới. Năm 2019, quốc gia này sản xuất 1,001 triệu tấn thép, chiếm 53,5% sản lượng toàn cầu. Năm 2020, sản lượng thép ở nước đông dân nhất thế giới là 1,054 triệu tấn, chiếm 56,5% sản lượng toàn cầu.
Trong năm 2020, Australia có sản lượng quặng đứng đầu thế giới ở mức 900 triệu tấn. Các vị trí tiếp theo lần lượt là Brazil (400 triệu tấn), Trung Quốc (340 triệu tấn), Ấn Độ (230 triệu tấn) và Nga (95 triệu tấn).
Nguồn:VITIC/Reuters