menu search
Đóng menu
Đóng

Giá vàng chiều ngày 11/2/2022 tiếp tục giảm

15:57 11/02/2022

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh; tuy nhiên, vàng trong nước chiều nay giảm mạnh, SJC xuống mức 62,32 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước giảm
Giá vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh trên cả hai chiều mua vào và bán ra sau ngày vía Thần Tài. Cụ thể, giá vàng SJC tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn là 61,20 - 62,20 triệu đồng/lượng, giảm 150.000 đồng chiều mua vào và tăng 50.000 đồng chiều bán ra so với hôm qua.
Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội lại tăng 350.000 đồng chiều mua vào và giảm 100.000 đồng chiều bán ra khi được niêm yết 61,35-62,30 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu được niêm yết 52,90-54,20 triệu đồng/lượng sau khi giảm 280.000n đồng chiều mua vào và 440.000 đồng chiều bán ra.
Tương tự, giá vàng 9999 thương hiệu NPQ cũng được điều chỉnh lại khi giảm tiếp 100.000 đồng chiều mua vào nhưng lại tăng 200.000 đồng chiều bán ra với giá 53,30-54,50 triệu đồng/lượng mua vào bán ra.
Giá vàng thế giới 1.822 – 1.827 USD/ounce
Giá vàng thế giới ngày 11/2 giao dịch quanh ngưỡng 1.822 - 1.827 USD/ounce, giảm 5 – 10 USD/ounce so với hôm qua.
Giá vàng bất ngờ giảm sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại nước này đã tăng 7,5% trong vòng 12 tháng tính đến tháng 1/2022, mức tăng chưa từng thấy kể từ tháng 2/1982. Lạm phát đã nóng hơn nhiều so với dự kiến, chạm mức cao nhất trong vòng 40 năm qua. Trước đó, một số nhà kinh tế chỉ chuẩn bị cho lạm phát tăng lên 7,3%.
Báo cáo này cũng chỉ ra rằng giá thực phẩm tăng, chi phí năng lượng và chi phí chỗ ở đều tăng trong tháng trước. Cụ thể, giá lương thực đã tăng 0,9% trong tháng trước, chỉ số năng lượng tăng 0,9% do giá điện bù đắp cho việc giảm giá nhiên liệu. Trong khi đó, CPI cốt lõi, bao gồm chi phí thực phẩm và năng lượng, tăng 0,6% trong tháng trước, tăng so với mức tăng 0,6% trong tháng 12/2021.
Mặt khác, do Liên minh châu Âu (EU) dự báo lạm phát của khu vực sử dụng đồng tiền chung euro sẽ tăng mạnh trong năm 2022, cộng với CPI của Mỹ tăng nóng nên thị trường ngày càng tin rằng tháng 3/2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng 0,5 điểm % lãi suất cơ bản. Khi đó, USD sẽ tăng giá trở lại, có thể bất lợi cho giá vàng hôm nay.
Có lẽ những suy đoán về lãi suất cơ bản và sức mạnh của USD đã thúc đẩy không ít nhà đầu tư dồn vào trái phiếu Mỹ giúp lãi suất trái phiếu từ 1,92%/năm vọt lên 1,99%/năm. Điều này đồng nghĩa dòng tiền chảy vào thị trường vàng bị chi phối. Giá vàng hôm nay đi xuống.
Tuy nhiên, vàng được đánh giá sẽ sẵn sàng bứt phá nếu vượt được mốc 1.830 USD/ounce. Mục tiêu tăng giá tiếp theo là mức kháng cự ngang 1.835 USD/ounce. Xa hơn nữa, phe mua sẽ gặp khó khăn tại vùng cản mạnh 1.848 USD/ounce.
Tại châu Âu, Liên minh châu Âu cũng dự kiến lạm phát của khu vực đồng Euro sẽ tăng 3,5% vào năm 2022 và tăng 1,7% vào năm 2023. Với dữ liệu lạm phát gần đây, các quan chức kinh tế EU cũng bị đánh giá là có phản ứng chậm hơn so với tốc độ lạm phát hiện tại. Trong khi đó, các thị trường hàng hoá thô tương lai đang định giá lại trong thời gian dài là 30 năm nữa trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung.
Giá dầu thô được cho là đang dẫn đầu đà tăng trên các thị trường hàng hóa thô. Do đó, dầu thô sẽ là thị trường rất quan trọng để các nhà kinh doanh kim loại theo dõi trong những tháng tới.
Nhận định xu hướng: Đêm qua, giá dầu thô lại bật tăng trở lại và được giao dịch quanh 90,50 USD/thùng. Trong khi đó, lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm của Mỹ đã tăng vọt lên 1,994%, mức cao nhất trong hơn hai năm.
Về mặt kỹ thuật, những nhà đầu cơ giá vàng kỳ hạn tháng 4 có lợi thế kỹ thuật tổng thể trong ngắn hạn. Mục tiêu tăng giá tiếp theo là tạo ra giá đóng cửa trên mức kháng cự vững chắc cũng là mức giá cao nhất tháng 1 là 1.856,7 USD. Mục tiêu giá giảm trong ngắn hạn tiếp theo là đẩy giá vàng xuống dưới mức hỗ trợ kỹ thuật vững chắc ở mức thấp nhất trong tháng 12 là 1.755,40 USD/ounce.

Nguồn:Vinanet/VITIC