Giá vàng trong nước giảm
Vào lúc 16h giá vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn SJC tại Hà Nội mua vào 56,50 triệu đồng/lượng - bán ra 57,22 triệu đồng/lượng (giảm 100.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều hôm qua ở cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng Doji niêm yết tại Hà Nội ở mức mua vào 56,50 triệu đồng/lượng (giảm 200.000 đồng/lượng) - bán ra 57,90 triệu đồng/lượng (tăng 200.000 đồng/lượng).
Tập đoàn PNJ - SJC niêm yết giá vàng SJC tại Hà Nội ở mức mua vào 56,50 triệu đồng/lượng - bán ra 57,20 triệu đồng/lượng (giảm 100.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng Phú Quý - SJC niêm yết tại Hà Nội ở mức mua vào 56,60 triệu đồng/lượng - bán ra 57,40 triệu đồng/lượng (giảm 100.000 đồng/lượng cả 2 chiềumua bán).
Giá vàng thế giới 1.799 – 1.806 USD/ounce
Giá vàng thế giới ngày 28/7 giao dịch quanh ngưỡng 1.799 – 1.806 USD/ounce, tăng 5 USD/ounce so với hôm qua, tuy nhiên, giá vàng buổi chiều nay lại giảm so với buổi sáng 5 USD/ounce.
Giá vàng trên thị trường quốc tế tăng sau khi Mỹ công bố số đơn đặt hàng hóa lâu bền đáng thất vọng, chỉ tăng 0,8% trong tháng 6, thấp hơn nhiều so với dự báo 2,1%. Đồng USD suy giảm cũng tác động tích cực tới vàng, nền kinh tế Mỹ ghi nhận dữ liệu kinh tế không mấy lạc quan và thị trường đang tỏ ra thận trọng trước khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra tuyên bố chính thức sau cuộc họp 2 ngày 27-28/7 của Uỷ ban thị trường Mở (FOMC). Lạm phát và triển vọng tăng trưởng kinh tế là 2 điểm nóng mà giới đầu tư đăng muốn nắm bắt từ cuộc họp này của FOMC.
Doanh số bán nhà mới tại Mỹ trong tháng 6 cũng thấp hơn nhiều con số dự báo 725.000, chỉ đạt 676.000 căn. Bên cạnh đó, rủi ro về dịch Covid-19 với sự xuất hiện của biến chủng Delta tiếp tục gia tăng theo các cảnh báo từ các cơ quan y tế cũng là nhân tố thúc đẩy giá vàng đi lên. Tuy nhiên, đà tăng của giá vàng hôm nay cũng bị hạn chế đáng kể bởi áp lực bán tháo từ các quỹ đầu tư. Cụ thể, thị trường kim loại quý vừa ghi nhận việc Quỹ đầu tư vàng SPDR bán thêm 1,74 tấn vàng, còn 1.025,64 tấn.
Trước đó, làn sóng bán vàng để trả nợ ngân hàng cũng như phục vụ các nhu cầu tiêu dùng khác cũng được ghi nhận tại Ấn Độ.Vàng tăng giá còn do đồng USD suy yếu cũng như sự suy giảm giá cổ phiếu ở nhiều thị trường trên thế giới, đặc biệt khu vực châu Á. Giới đầu tư hiện lo ngại về triển vọng tăng trưởng chậm hơn của nền kinh tế Mỹ và thế giới, trong khi đó lạm phát sẽ gia tăng.
Giá vàng không đột phá được khi đón nhận thông tin Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ tháng 7 đã tăng lên 129,1 điểm, đây là chỉ số cao nhất kể từ tháng 2/2020. Tỷ lệ người Mỹ có kế hoạch mua nhà, mua ô tô và thiết bị gia đình theo khảo sát vẫn tiếp tục tăng trong tháng tới. Đây được coi là động lực giúp tăng trưởng kinh tế Mỹ những tháng cuối năm khi người tiêu dùng cảm thấy lạc quan và sẵn sàng chi tiền mua sắm. Mặc dù vậy, một số ý kiến cẩn trọng cho rằng sự lây lan của biến chủng mới Covid-19 sẽ là nguy cơ và kìm hãm sự phục hồi kinh tế nước này.
Về mặt kỹ thuật, các nhà đầu cơ giá lên và đầu cơ giá vàng tương lai đang ở trên một sân chơi kỹ thuật tổng thể bình đẳng trong ngắn hạn. Mục tiêu tăng giá tiếp theo là tạo ra mức đóng cửa trên mức kháng cự vững chắc ở mức cao nhất trong tháng 7 là 1.835 USD/ounce.
Các mốc giá cần chú ý trong ngắn hạn, nếu xu hướng giá giảm xuất hiện sẽ đẩy giá vàng tương lai xuống dưới mức hỗ trợ kỹ thuật vững chắc ở 1.775 USD. Mức kháng cự đầu tiên được nhìn thấy ở mức cao nhất hôm thứ Hai là 1.812 USD và sau đó là 1.825 USD. Ngưỡng hỗ trợ đầu tiên được nhìn thấy ở mức thấp nhất là 1.792,8 USD và sau đó là mức thấp nhất của tuần là 1.789,1 USD.
Nguồn:VITIC